Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Ban Nội chính Trung ương:
Tổng kết công tác ngành Nội chính Đảng năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022
Thứ năm: 11:06 ngày 13/01/2022

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTNO) - Ngày 12.1, Ban Nội chính Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết công tác ngành Nội chính Đảng năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022. Ông Phan Đình Trạc- Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương dự và chủ trì hội nghị.

Đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu Tây Ninh.

Tham dự tại điểm cầu Tây Ninh có ông Nguyễn Hồng Thanh- Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Trưởng ban Nội chính Tỉnh uỷ và lãnh đạo các ban, ngành liên quan.

Năm 2021, dù dịch bệnh Covid-19 gây nhiều khó khăn, thách thức, ngành Nội chính Đảng vẫn tích cực triển khai thực hiện các nhiệm vụ, bảo đảm hoàn thành theo chương trình, kế hoạch đề ra. Nổi bật là đã tập trung nghiên cứu, xây dựng 10 đề án, chuyên đề lớn, qua đó tham mưu, đề xuất Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo ban hành nhiều chủ trương quan trọng lãnh đạo, chỉ đạo công tác nội chính, phòng chống tham nhũng, tiêu cực và cải cách tư pháp, cụ thể hoá kịp thời Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Ngành Nội chính Đảng quyết liệt, sáng tạo trong tham mưu, chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, gây bức xúc trong dư luận. Ngành đã tham mưu, đề xuất Ban Chỉ đạo Trung ương về cơ chế phối hợp giữa các cơ quan trong công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, góp phần nâng cao hiệu quả phát hiện và xử lý tham nhũng, tiêu cực.

Chất lượng thẩm định, tham gia ý kiến đối với các đề án, văn bản quan trọng được nâng lên, giữ vai trò quan trọng trong việc tham mưu cho Đảng, Nhả nước và các cấp uỷ ban hành chủ trương, chính sách về nội chính, phòng chống tham nhũng và cải cách tư pháp. Nghiêm túc, trách nhiệm, công tâm, bảo đảm khách quan, thận trọng, đúng quy trình, quy định trong thẩm định và tham gia ý kiến về công tác cán bộ của ngành Nội chính Đảng.

Thực hiện nền nếp, có hiệu quả nhiệm vụ cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực, Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương và Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp các tỉnh, thành phố, giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của các Ban Chỉ đạo cũng như công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực và cải cách tư pháp.

Tại hội nghị, Ban Nội chính các tỉnh uỷ, thành uỷ tham gia đóng góp, đề xuất, kiến nghị một số nội dung về thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng chống tham nhũng, tiêu cực; tăng cường tổ chức giao ban chuyên đề, chia sẻ kinh nghiệm, học tập kinh nghiệm giữa các tỉnh, thành phố, đồng thời phổ biến kinh nghiệm của Ban Nội chính Trung ương cho các địa phương trong tham mưu, xử lý các vụ án, vụ việc và nhiệm vụ khác; sớm có hướng dẫn cụ thể về nội hàm tiêu cực và xử lý tình huống khi phát hiện tiêu cực; cần có chính sách luân chuyển, điều động, tăng cường cán bộ của các cơ quan nội chính như Thanh tra, Viện Kiểm sát, Toà án, Công an nhằm tăng cường năng lực cho Ban Nội chính cấp thành uỷ, tỉnh uỷ trong việc tham mưu, giúp việc trực tiếp cho cấp uỷ trong công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực, nội chính…

Kết luận hội nghị, Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc đề nghị trong thời gian tới, ngành Nội chính Đảng tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác nghiên cứu, đề xuất những quan điểm, chủ trương, định hướng lớn của Đảng về nội chính, phòng chống tham nhũng, tiêu cực và cải cách tư pháp, nhất là tập trung nghiên cứu, tham mưu xây dựng đề án “Chiến lược xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045”, đề án “Nghiên cứu, đề xuất mô hình cơ quan, đơn vị chuyên trách chống tham nhũng”, đề án “Nghiên cứu, đề xuất thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng chống tham nhũng, tiêu cực”, đề án “Kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án”, các chương trình, đề án được phân công trong Kế hoạch 03-KH/TW của Bộ Chính trị về thực hiện Kết luận 21-KL/TW về xây dựng chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; nghiên cứu, tham mưu đề xuất về một số vấn đề lớn trong các đề án liên quan đến tổ chức, hoạt động của các cơ quan nội chính, các dự án Luật trình Quốc hội khoá XV; nâng cao chất lượng thẩm định, tham gia ý kiến các đề án, văn bản thuộc lĩnh vực nội chính, phòng chống tham nhũng, tiêu cực và cải cách tư pháp.

Chủ động, sâu sát, quyết liệt hơn nữa trong tham mưu, chỉ đạo, phát hiện xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng, tiêu cực theo đúng chỉ đạo của Tổng Bí thư. Trong đó, tập trung tham mưu, chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nhất là việc giám định, định giá; tiếp tục tham mưu, chỉ đạo nghiêm túc, hiệu quả cơ chế chỉ đạo, phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực qua công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố xét xử, thi hành án; tham mưu xây dựng, triển khai thực hiện kế hoạch kiểm tra của Ban Chỉ đạo về tiếp nhận, xử lý tin báo tố giác tội phạm, kiến nghị khởi tố, các vụ việc tham nhũng, tiêu cực; tham mưu chỉ đạo, nâng cao hơn nữa hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng, tạo hiệu ứng đột phá trong công tác thu hồi tài sản tham nhũng, tiêu cực…

Yêu cầu ngành Nội chính Đảng tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về nội chính, phòng chống tham nhũng, tiêu cực và cải cách tư pháp; khẩn trương xây dựng, ban hành kế hoạch kiểm tra, giám sát về công tác nội chính, phòng chống tham nhũng, tiêu cực và cải cách tư pháp của Ban Nội chính Trung ương và Ban Nội chính cấp thành uỷ, tỉnh uỷ trong năm 2022; tham mưu, chỉ đạo, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán các lĩnh vực có nhiều dư luận, tham nhũng, tiêu cực như y tế, phòng chống dịch Covid-19, quản lý sử dụng đất đai, tài sản công…

Phối hợp với các cơ quan chức năng tham mưu lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt và thực hiện nghiêm quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ giữ vững quốc phòng an ninh và trật tự an toàn xã hội; tiếp tục tham mưu chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Quy định 11-QĐ/TW ngày 18.2.2019 của Bộ Chính trị về trách nhiệm của người đứng đầu cấp uỷ trong tiếp dân; phối hợp tham mưu lãnh đạo, chỉ đạo xử lý kịp thời các vụ án, vụ việc có liên quan đến chính trị, đối ngoại của địa phương theo đúng Chỉ thị số 26-CT/TW ngày 9.11.2018 của Bộ Chính trị; nắm chắc tình hình, phối hợp tham mưu lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết kịp thời các vấn đề phức tạp về an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, nhất là an ninh biên giới, an ninh trong vùng đồng bào dân tộc…  

Thiên Di

data:
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục