Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Trung ương Đoàn:
Tổng kết Đề án Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2019-2022
Thứ tư: 16:51 ngày 20/07/2022

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTNO) - Ngày 19.7, Trung ương Đoàn tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết Đề án Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2019-2022.

Điểm cầu tại Tỉnh đoàn Tây Ninh.

Tham dự tại điểm cầu Tây Ninh có chị Nguyễn Thị Trúc Mai– Phó Bí thư Tỉnh đoàn, Chủ tịch Hội LHTNVN tỉnh cùng các cán bộ Đoàn trực thuộc các cấp bộ Đoàn ở các huyện, thị, thành phố trên địa bàn tỉnh.

Trong giai đoạn 2019–2022, dưới sự chỉ đạo của Trung ương đoàn, các tỉnh, thành đoàn, đoàn trực thuộc đã triển khai thực hiện một số mô hình và hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường như: đồng loạt ra quân thực hiện Ngày Chủ nhật xanh, mô hình Giữ sạch cánh đồng quê hương, di dời chuồng trại chăn nuôi ra xa nơi ở, xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh, chung cư hạn chế rác thải nhựa, Hành trình thứ hai của lốp xe, chai nhựa; Vườn Đoàn; Vì một Việt Nam xanh… đã phát huy được hiệu quả và tiếp tục được nhân rộng.

Bên cạnh đó, các đơn vị đẩy mạnh tuyên truyền và tổ chức hoạt động bảo vệ môi trường trong các đợt cao điểm như: Tết trồng cây, Tuần lễ quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường, Ngày Môi trường thế giới, chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn, Tháng Thanh niên, chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè; phát hiện, giới thiệu và tuyên truyền các mô hình hay, cách làm hiệu quả trong bảo vệ môi trường.

Để đề án được triển khai thực hiện đi vào chiều sâu, Trung ương đoàn đã tổ chức trên 30 lớp tập huấn thông qua 2 hình thức trực tuyến và trực tiếp cho gần 1 triệu đoàn viên, thanh niên; thành lập trên 700 đội thanh niên tình nguyện ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo vệ môi trường và 1 mạng lưới thanh niên xung kích phòng, chống thiên tai.

Tại hội nghị, các tỉnh, thành đoàn, đoàn trực thuộc tiêu biểu đã báo cáo kết quả triển khai thực hiện đề án tại địa phương; nêu lên những khó khăn, hạn chế của địa phương trong việc triển khai, thực hiện đề án. Qua đó đề xuất, kiến nghị các giải pháp, những mô hình hay, thiết thực với Trung ương Đoàn nhằm duy trì, nâng cao hiệu quả các mô hình bảo vệ môi trường phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương.

Tiếp thu ý kiến đóng góp, anh Ngô Văn Cương– Bí thư Trung ương đoàn nhận định, việc tổ chức các hoạt động tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu đã góp phần làm đa dạng hoá các hoạt động, tiếp tục tạo sự chuyển biến về chất lượng tổ chức của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, tăng cường sức mạnh đoàn kết, tập hợp thanh niên.

Đề án góp phần giúp cho thanh thiếu nhi và cộng đồng hiểu rõ lợi ích của bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; nâng cao ý thức, trách nhiệm của đoàn viên, thanh niên và cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; nâng cao chất lượng giải quyết các ô nhiễm môi trường và chủ động phòng ngừa phát sinh các nguồn ô nhiễm môi trường, giải quyết các vấn đề do biến đổi khí hậu gây ra. Bên cạnh đó, đề án còn góp phần thực hiện hiệu quả các nội dung trong Chiến lược bảo vệ môi trường đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Bí thư Trung ương đoàn đề nghị, thời gian tới, các đơn vị tỉnh, thành đoàn cần phát huy tính sáng tạo, đổi mới trong cách thực hiện; linh hoạt, chủ động phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tổ chức thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường mang tính thiết thực, hiệu quả, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường; tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền và tổ chức hoạt động bảo vệ môi trường nhằm nâng cao ý thức đoàn viên thanh niên, người dân tại địa phương.

Ngọc Bích

Tin cùng chuyên mục