Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Địa chất và Khoáng sản
Thứ ba: 11:25 ngày 23/04/2024

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Một trong những nội dung mới đáng chú ý tại dự Luật Địa chất và Khoáng sản là tiền cấp quyền khai thác khoáng sản được xác định trên cơ sở trữ lượng khoáng sản được quy định trong giấy phép khai thác khoáng sản hoặc khối lượng khoáng sản được phép khai thác, thu hồi; tiền cấp quyền khai thác khoáng sản được thu theo năm và quyết toán theo sản lượng khai thác thực tế.

Chiều 22/4, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Địa chất và Khoáng sản.


Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh phát biểu tại phiên họp.

Trình bày tờ trình, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh cho biết, sau 13 năm thi hành Luật Khoáng sản năm 2010, hệ thống văn bản pháp luật về khoáng sản cơ bản đầy đủ, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về khoáng sản; đẩy mạnh điều tra địa chất về khoáng sản và công nghiệp khai khoáng; quản lý khoáng sản ngày càng chặt chẽ, hiệu quả hơn. Nhiều chính sách quan trọng vẫn còn nguyên giá trị và được tiếp tục kế thừa.

Tuy nhiên, trong quá trình thực thi Luật vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Cụ  thể, Luật chưa quy định quản lý nhà nước về địa chất, nhất là quản lý thống nhất theo tiêu chuẩn, quy chuẩn chuyên ngành; đặc biệt chưa thống nhất quản lý thông tin, dữ liệu địa chất như Nghị quyết 10-NQ/TW ngày 10/02/2022 của Bộ Chính trị đã nêu.

Bên cạnh đó, thủ tục hành chính cấp phép về khoáng sản làm vật liệu san lấp còn phức tạp; chưa phân loại các đối  tượng khoáng sản để áp dụng thủ tục hành chính tương ứng, phù hợp (thủ tục của mỏ đất san lấp phải thực hiện như một mỏ vàng).

Mặt khác, việc thu tiền cấp quyền khai thác theo trữ lượng khoáng sản còn gặp nhiều bất cập như: Tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản theo trữ lượng khoáng sản được phê duyệt chưa đảm bảo tính chính xác; Thu tiền cấp quyền khai thác trước khi tiến hành khai thác không tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ bản mỏ; Trường hợp khai thác không đủ trữ lượng được cấp phép hiện chưa có quy định việc hoàn trả tiền cấp quyền.Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cho biết, một trong những nội dung mới đáng chú ý tại dự luật là tiề cấp quyền khai thác khoáng sản được xác định trên cơ sở trữ lượng khoáng sản được quy định trong giấy phép khai thác khoáng sản hoặc khối lượng khoáng sản được phép khai thác, thu hồi; tiền cấp quyền khai thác khoáng sản được thu theo năm và quyết toán theo sản lượng khai thác thực tế.

Thẩm tra dự án luật, Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy cho biết vấn đề này có 02 loại ý kiến khác nhau.

Loại ý kiến thứ nhất tán thành quan điểm của Chính phủ quy định về tiền cấp quyền khai thác khoáng sản như dự thảo Luật vì cho rằng khoáng sản là tài nguyên thiên nhiên không tái tạo, là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu, vì vậy, nhà đầu tư phải trả một khoản tiền để được thực hiện quyền khai thác.

Bên cạnh đó, cơ sở pháp lý của việc thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên, thu thuế tài nguyên được quy định tại khoản 1 và 2 Điều 121 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; tiền cấp quyền khai thác khoáng sản là khoản thu thuộc NSNN do cơ quan quản lý thuế thu theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Quản lý thuế. Luật Tài nguyên nước cũng quy định về hai khoản thu này đối với tài nguyên nước.

Mặt khác, tiền cấp quyền khai thác quy định tại Điều 77 Luật Khoáng sản hiện hành và trong thời gian qua, NSNN đã thu được số tiền cấp quyền khá lớn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội nhiều địa phương. 

Loại ý kiến thứ hai đề nghị bỏ quy định về tiền cấp quyền khai thác khoáng sản. Lí do, việc nộp cả tiền cấp quyền và thuế tài nguyên đang được xem là gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp khoáng sản. Ý kiến này cũng cho rằng, tất cả nghĩa vụ tài chính nên được thể hiện trong khoản thuế mà doanh nghiệp khoáng sản phải nộp, có thể tăng thuế tài nguyên để bù đắp nguồn thu NSNN do không thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.

Chủ nhiệm Lê Quang Huy cho biết, đa số Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tán thành với loại ý kiến thứ nhất, đồng thời đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo báo cáo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về kinh nghiệm quốc tế đối với nội dung tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và tổng kết tình hình thực hiện tiền cấp quyền khai thác các loại tài nguyên trong thời gian qua./.

Nguồn dangcongsan

data:
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục