Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Ủy ban Thường vụ Quốc hội 'chốt' thời hạn lấy ý kiến nhân dân về dự án Luật Đất đai (sửa đổi)
Thứ tư: 12:17 ngày 14/12/2022

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Ngày 13/12, tại phiên họp thứ 18, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua nghị quyết về việc lấy ý kiến nhân dân về dự án Luật Đất đai (sửa đổi). Trong đó quy định lấy ý kiến nhân dân từ tháng 1/2023 đến 15/3/20203.

Sẽ lấy ý kiến nhân dân về Luật Đất đai (sửa đổi) từ tháng 1/2023 đến 15/3/20203.

Tại phiên họp thứ 18 ngày 13/12, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết quy trình lập pháp tuân thủ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong đó có quy định về lấy ý kiến các đối tượng tác động.

"Thực tế chỉ những dự án lớn như Hiến pháp, Bộ luật Dân sự, Luật Đất đai…mới tổ chức lấy ý kiến nhân dân. Do đó cần làm rõ việc lấy ý kiến nhân dân khác với việc lấy ý kiến đối tượng tác động theo quy trình trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật như thế nào", ông Huệ nói.

Chủ tịch Quốc hội nêu vấn đề, tinh thần là "mọi quyết sách lấy người dân và doanh nghiệp là trung tâm" thì nội hàm "nhân dân" trong lấy ý kiến nhân dân được xác định như thế nào? là những ai? có phải gồm người dân và doanh nghiệp…."Đây là nội dung cần được làm rõ", ông Huệ nhấn mạnh.

Đề cập đến việc lấy ý kiến như thế nào để hiệu quả, tránh hình thức, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dẫn chứng nếu như chỉ đăng tải trên Cổng thông tin điện tử thì người dân liệu có thể thấy hết được vấn đề hay cần có báo cáo viên nêu những vấn đề vướng mắc, những tác động có thể có, cần có gợi ý cụ thể cho người dân nắm được.

Do đó, để việc lấy ý kiến nhân dân phải thực chất, thiết thực, hiệu quả, Chủ tịch Quốc hội gợi ý cần làm rõ xác định vấn đề trọng tâm, địa bàn trọng điểm, lĩnh vực trọng điểm, đối tượng tác động trực tiếp.

Ngoài ra, Chủ tịch Quốc hội cũng đặt vấn đề trong quá trình lấy ý kiến này thì vai trò của cơ quan thẩm tra, cơ quan soạn thảo như thế nào? vai trò của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội xác định như thế nào…

Theo ông Vương Đình Huệ, các cơ quan của Quốc hội không thể thụ động đợi báo cáo từ phía Chính phủ hay cơ quan chủ trì soạn thảo gửi về mà các cơ quan của Quốc hội cũng cần có sự chủ động tham gia cùng với đó phát huy vai trò giám sát.

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, thời gian ngắn, cần nghiên cứu kế thừa kinh nghiệm hoạt động lập pháp trước đây, trong đó có việc lấy ý kiến nhân dân để tổ chức hợp lý để tránh hình thức, phát huy vai trò các cơ quan, xác định rõ đầu mối tổng hợp, tiếp thu.


Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua nghị quyết về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Đồng ý với chủ trương lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng cũng là mục tiêu hướng đến là kết quả của việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân. Do đó, nội dung này cần phải được thể hiện trong dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân.

Theo đó, bên cạnh quy định về mục đích lấy ý kiến, yêu cầu lấy ý kiến, đối tượng lấy ý kiến, nội dung, hình thức, thời gian lấy ý kiến, trách nhiệm tổ chức để lấy ý kiến cần bổ sung thêm một điều về kết quả lấy ý kiến theo hướng kết quả lấy ý kiến vừa gửi về Bộ Tài nguyên và Môi trường, tức là gửi về Chính phủ để tổng hợp báo cáo, đồng thời phải gửi về Quốc hội để các cơ quan của Quốc hội chủ động nắm và xem xét trong quá trình thẩm tra, hoàn thiện dự án dự thảo Luật này.

Ông Bùi Văn Cường đề nghị phân công Ủy ban Kinh tế của Quốc hội có bộ phận tổng hợp, tiếp nhấn ý kiến để bảo đảm chuẩn bị kỹ lưỡng.

Liên quan đến thời gian lấy ý kiến, ông Bùi Văn Cường thống nhất với ý kiến tổ chức lấy ý kiến đến hết ngày 15/3/2023 hoặc thậm chí đến hết tháng 3/2023.

Đối với đối tượng lấy ý kiến, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội lưu ý quan tâm đến đối tượng doanh nghiệp, nhất là vai trò của các hiệp hội, ở trung ương thì Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ, một số hiệp hội ngành nghề liên quan đến bất động sản.

Cơ bản thống nhất với các ý kiến phát biểu trước đó, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương nêu rõ xác định nhóm đối tượng lấy ý kiến phải bảo đảm bao phủ hết. Một là hộ gia đình và cá nhân. Hai là doanh nghiệp và tổ chức kinh tế. Ba là các chuyên gia, các nhà khoa học. Bốn là các cơ quan nhà nước bao gồm cơ quan Quốc hội, cơ quan của Chính phủ, cơ quan của Tòa án, Viện kiểm sát, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên và cơ quan thông tấn báo chí, kiều bào ở nước ngoài.

Ông Trần Quang Phương đề nghị đưa vào nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu đối với từng nhóm đối tượng; nội dung và hình thức cho từng nhóm đối tượng; trách nhiệm hướng dẫn tổ chức, tổng hợp báo cáo và phản hồi ý kiến theo từng kênh.

Phó Chủ tịch Quốc hội cũng dẫn chứng như đối với chuyên gia, nhà khoa học không thể lấy ý kiến như hộ gia đình, cá nhân mà phải tọa đàm, hội thảo khoa học, tham gia bằng văn bản. Các cơ quan nhà nước phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của mình để lấy ý kiến của đối tượng là cán bộ, công nhân viên trong cơ quan đó. Kênh báo chí cũng tương tự và phải giao cho cơ quan đầu mối thực hiện.

Đáng chú ý, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho rằng kế hoạch của Chính phủ còn sơ sài, chưa rõ ràng, chủ yếu tập trung cho Bộ Tài nguyên và Môi trường, thiếu vai trò của các cơ quan khác như Quốc hội, vai trò của Tòa án, Viện kiểm sát …

Do đó, ông Trần Quang Phương đề nghị trong nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thiết kế những yêu cầu trên và từ đó kế hoạch của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường cụ thể thêm một bước về từng đối tượng, địa bàn có yêu cầu nội dung, hình thức, trách nhiệm tổ chức và báo cáo.

Được biết, tại phiên họp, với 100% thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua nghị quyết về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất về thời gian lấy ý kiến nhân dân từ ngày 30/1/2023 đến hết ngày 15/3/2023.

Nguồn vietnamfinance

data:
ngày tốt Tổng đài tư vấn luật đất đai miễn phí
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục