Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Xây dựng môi trường văn hoá trong các cơ quan báo chí- Trách nhiệm của người làm báo
Thứ hai: 14:23 ngày 11/12/2023

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTNO) - Chúng ta không thể không tự hào khi trong mắt công chúng những người làm báo thường học cao, hiểu rộng, là những người có văn hoá cả trong phong cách, lối sống, trong đối nhân, xử thế.

Thực tiễn hoạt động của nền báo chí cách mạng Việt Nam trong gần 1 thế kỷ qua, văn hoá của người làm báo đã không ngừng được xây dựng, bồi đắp. Chúng ta không thể không tự hào khi trong mắt công chúng những người làm báo thường học cao, hiểu rộng, là những người có văn hoá cả trong phong cách, lối sống, trong đối nhân, xử thế.

Lãnh đạo HNB và các cơ quan báo chí ký kết giao ước "Xây dựng môi trường văn hoá trong cơ quan báo chí".

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, niềm tin yêu đó của công chúng đối với báo chí và những người làm báo đang bị xói mòn bởi những tồn tại, tiêu cực trong làng báo xảy ra ngày càng nhiều.

Từ thực trạng đó, Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đề cập “Xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”. Ban Tuyên giáo Trung ương và Hội Nhà báo Việt Nam phát động phong trào thi đua xây dựng môi trường văn hoá trong các cơ quan báo chí và văn hoá của người làm báo Việt Nam.

Hội Nhà báo Tây Ninh xác định phong trào thi đua “Xây dựng môi trường văn hoá trong các cơ quan báo chí" và "Tiêu chí cơ quan văn hoá và văn hoá của người làm báo Việt Nam" là hoạt động rất có ý nghĩa đối với các cơ quan báo chí và những người làm báo.

Để hiện thực hoá mục tiêu xây dựng nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại, ngay sau khi có hướng dẫn triển khai phong trào “Xây dựng môi trường văn hoá trong các cơ quan báo chí” của Hội Nhà báo Việt Nam, Hội Nhà báo tỉnh Tây Ninh xây dựng kế hoạch phát động phong trào thi đua "Xây dựng môi trường văn hoá trong các cơ quan báo chí".

Hội Nhà báo tỉnh triển khai, phát động phong trào theo Bộ tiêu chí về cơ quan báo chí văn hoá, văn hoá của người làm báo do Hội Nhà báo Việt Nam ban hành; tổ chức ký kết giao ước và phát động phong trào “Xây dựng môi trường văn hoá trong các cơ quan báo chí” trên địa bàn tỉnh.

Các cơ quan báo chí tổ chức cho các đơn vị trực thuộc ký kết giao ước thi đua; quán triệt để cán bộ, phóng viên, biên tập viên và người làm báo trong cơ quan nhận thức sâu sắc về phong trào thi đua "Xây dựng môi trường văn hoá trong cơ quan báo chí". Từ đó, hưởng ứng và tham gia tích cực, hiệu quả vào việc xây dựng môi trường văn hoá trong cơ quan báo chí, ứng xử văn hoá trong tác nghiệp, hình thành các sản phẩm báo chí giàu chất văn hoá.

Sau một năm triển khai thực hiện, phong trào thi đua “Xây dựng môi trường văn hoá trong các cơ quan báo chí”, Đài PT-TH tỉnh xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện tốt các chính sách, quy định, nội quy, quy chế của cơ quan gắn với các chuẩn mực về đạo đức, văn hoá, chấn chỉnh việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính, đạo đức công vụ, tạo môi trường sinh hoạt lành mạnh, thân thiện, hợp tác trong cơ quan.

Tổ chức thông tin, tuyên truyền trên sóng phát thanh, truyền hình và trang thông tin điện tử, hạ tầng số của Đài thông qua tin, bài về phát động phong trào thi đua thực hiện văn hoá công sở, về tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính nhà nước các cấp.....

Tăng cường sản xuất và phát sóng các chương trình về gương điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, các chương trình Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, xây dựng Đảng…Qua đó, nhằm lan toả những điều tốt đẹp, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, tiêu cực của các thế lực thù địch, bồi đắp nền tảng tinh thần xã hội, góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.

Chủ tịch HNBVN Lê Quốc Minh đang nói về xu hướng của báo chí năm 2023.

Cán bộ, phóng viên, viên chức chuẩn mực trong giao tiếp, ứng xử, thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện chuẩn mực về đạo đức, lối sống; tích cực rèn luyện bản lĩnh nghề nghiệp; thường xuyên học tập, nâng cao kiến thức, nâng cao trình độ nghiệp vụ; chia sẻ, hỗ trợ đồng nghiệp trong thực hiện nhiệm vụ được giao; từng bước thực hiện chuyên nghiệp về chuyên môn, nghiệp vụ; trang phục gọn gàng, sạch sẽ, lịch sự, phù hợp với tính chất công việc; tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước do cơ quan và các đoàn thể phát động, tổ chức.

Báo Tây Ninh xây dựng, hoàn thiện và thực hiện tốt quy trình tác nghiệp, bảo đảm các chuẩn mực cao nhất về tính chính xác, sự tin cậy và tính nhân văn trong từng tin, bài. Cấp uỷ, Ban Biên tập, biên tập viên, phóng viên không ngừng nâng cao nhận thức, trách nhiệm về vị trí, tầm quan trọng của văn hoá đối với sự phát triển đất nước nói chung, cũng như sự phát triển của các cơ quan báo chí nói riêng.

Tất cả đảng viên, VC-NLĐ Báo Tây Ninh nỗ lực học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, rèn luyện bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp; tạo ra nhiều tác phẩm báo chí ý nghĩa, lan toả những giá trị tốt đẹp; cùng thi đua, phấn đấu xây dựng cơ quan văn hoá và văn hoá người làm báo… hướng tới mục tiêu cơ quan báo chí chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại.

Cấp uỷ, Ban Biên tập thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc, nhắc nhở VC-NLĐ nghiên cứu và nghiêm túc thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, thực hiện 10 điều quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam; quan tâm, theo dõi và tìm hiểu tình hình, diễn biến tư tưởng của đảng viên và VC-NLĐ trong cơ quan.

Viên chức, người lao động cơ quan luôn trau dồi chuẩn mực đạo đức của người làm báo, tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến, tự chuyển hoá” trong nội bộ. Sự ra đời của 12 tiêu chí trong giai đoạn hiện nay mang tính thời sự và rất có ý nghĩa không chỉ đối với những người làm báo mà cả công chúng của báo chí.

Người làm báo thực hiện tốt 6 tiêu chí văn hoá của người làm báo. Luôn nêu cao phẩm cách cao đẹp, ứng xử văn minh của người làm báo và coi trọng tính nhân văn trong tác phẩm báo chí. giữ gìn tư cách đạo đức nghề nghiệp; trong tiếp xúc với công chúng và đồng nghiệp phải thể hiện được phong cách văn minh.

Người làm báo phải có trái tim nóng và cái đầu lạnh, phải biết vui trước cái vui được mùa của người nông dân, phải biết buồn trước cái mất mát đau thương của người dân trong thiên tai, bão lũ. Đó chính là nhân văn, văn hoá của người làm báo và đó cũng chính là chúng ta đang thực hiện trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của người làm báo. Trách nhiệm đó, nghĩa vụ đó phải cao hơn công dân khác bởi tính đặc thù nghề nghiệp của báo chí ảnh hưởng, lan toả đến toàn xã hội.

Thực hiện tốt 6 tiêu chí văn hóa của người làm báo, chính là trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của người làm báo hiện nay.

Nguyễn Thế

Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục