Xã hội   Xã hội

BAOTAYNINH.VN trên Google News

Ban Quản lý Khu kinh tế:

Yêu cầu các doanh nghiệp tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid – 19 

Cập nhật ngày: 05/06/2021 - 19:15

BTNO - Để tăng cường công tác phòng, chống dịch Covid – 19 trong các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, thời gian qua, Ban quản lý Khu kinh tế có ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, nhắc nhở các doanh nghiệp về việc thực hiện các giải pháp đàm bảo an toàn Coivd - 19 tại các doanh nghiệp và tổ chức kiểm tra, giám sát việc tổ chức triển khai công tác này tại doanh nghiệp.

Công nhân, người lao động bắt buộc phải khai báo y tế, đo thân nhiệt trước khi vào nơi làm việc.

Qua kiểm tra, bước đầu nhận thấy một số doanh nghiệp đã triển khai các biện  pháp tích cực trong công tác phòng, chống dịch như: đo thân nhiệt, đeo khẩu trang;  trang bị dung dịch sát khuẩn tại nơi làm việc và xưởng sản xuất; giữ khoảng cách  theo quy định; thực hiện khử khuẩn nơi làm việc, xưởng sản xuất theo định kỳ;  thực hiện giãn cách người lao động và tuyên truyền, khuyến cáo người lao động  thực hiện khuyến cáo 5K; một số doanh nghiệp đã thành lập Ban chỉ đạo phòng  chống dịch Covid cũng như phương án, kịch bản phòng, chống dịch Covid-19 khi  có dịch bệnh xảy ra, chuẩn bị sẵng sàng phòng cách ly tạm thời và tự kiểm tra đánh  giá theo quy định. 

Xếp loại nguy cơ lây nhiễm : 

Chỉ số nguy cơ lây nhiễm được tính bằng tổng số điểm thực tế chấm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh chia cho tổng số điểm của  các chỉ số từ 1 đến 15 phần II của Quyết định số 2194/QĐ-BCĐQG nhân với 100.  CSNCLN = (CS1+CS2+CS3+…+ CS15)/300*100. 

- Tổng số điểm chấm đạt dưới hoặc bằng 15%: Rất ít nguy cơ. Phân  xưởng, dây chuyền, khu vực sản xuất… /Cơ sở sản xuất, kinh doanhđược hoạt  động tuy nhiên vẫn thường xuyên duy trì và đánh giá nhằm đảm bảo các điều kiện  phòng, chống dịch.  

- Tổng số điểm chấm đạt từ 16- 30%: Nguy cơ lây nhiễm thấp. Phân xưởng,  dây chuyền, khu vực sản xuất… /Cơ sở sản xuất, kinh doanh được hoạt động, phải  kiểm tra định kỳ để khắc phục các hạn chế ở chỉ số thành phần cao nhất. 

- Tổng số điểm chấm đạt từ 31-50%: Nguy cơ lây nhiễm trung bình.  Phân xưởng, dây chuyền, khu vực sản xuất… /Cơ sở sản xuất, kinh doanh có thể  được hoạt động với điều kiện phải thường xuyên đánh giá và khắc phục các chỉ số  thành phần cao nhất mới được phép hoạt động.  

- Tổng số điểm chấm đạt từ 51- 80%: Nguy cơ lây nhiễm cao. Phân  xưởng, dây chuyền, khu vực sản xuất… /Cơ sở sản xuất, kinh doanh phải có ngay  giải pháp khắc phục các tồn tại để giảm thiểu nguy cơ. Nếu không, có thể phải tạm  dừng hoạt động.  

- Tổng số điểm chấm đạt từ 81 - 100%: Nguy cơ lây nhiễm rất cao. Phân  xưởng, dây chuyền, khu vực sản xuất… /Cơ sở sản xuất, kinh doanh nên dừng hoạt  động và thực hiện ngay giải pháp khắc phục các tồn tại để giảm thiểu nguy cơ. 

Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều doanh nghiệp chưa triển khai sâu rộng, tích cực  trong trong tác phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt tại một số nội dung sau: Tỷ lệ mang khẩu trang tại các doanh nghiệp vẫn chưa đạt 100%, vẫn còn  các trường hợp mang khẩu trang không đúng cách, sử dụng khẩu trang chưa đủ  tiêu chuẩn, nhiều doanh nghiệp chưa cung cấp đủ khẩu trang cho nhân viên; Một số doanh nghiệp vẫn chưa thực hiện khai báo y tế, quản lý chặt nhân  viên khi ra ngoài tỉnh; Lập các kế hoạch, phương án phòng chống dịch còn hình mang tính lý  thuyết, chưa sát với tự tế tại doanh nghiệp, chưa đưa ra được các phương hướng  khắc phục các tồn tại, chưa thành lập ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh tại công  ty, không thiết lập số điện thoại đầu mối và liên kết, cập nhật các thông tin, đường  dây nóng về phòng, chống dịch. 

Ngoài ra, một số nơi còn nhiều thiếu sót trong công tác phòng, chống dịch: Chưa bố trí phòng cách ly tạm thời theo quy định/phòng cách ly  tạm thời chưa đạt yêu cầu, vị trí chưa phù hợp, thuận tiện và đảm bảo yêu cầu  trong Phòng, chống dịch; Chưa thực hiện việc phân công tự kiểm tra, giám sát tại các khu vực có  nguy cơ cao, tập trung đông người, kiểm tra định kỳ nhân viên việc thực hiện các  khuyến cáo, yêu cầu của Bộ Y tế; Nhà ăn nhân viên vẫn còn tình trạng tập trung đông người, chưa chia nhỏ  nhóm ăn, lập cách vách ngăn và thực hiện giãn cách khi ăn;

Thiếu các dung dịch sát khuẩn tại cửa ra vào, khu vực công cộng, không  triển khai sát khuẩn tại các khu vực chung; Tại các nhà vệ sinh, khu vực công cộng  chưa vệ sinh định kỳ, không có xà phòng, dung dịch rửa tay theo quy định; Một số  nơi sử dụng các dung dịch sát khuẩn tay chưa rõ nguồn gốc, xuất xứ, tự pha chế  theo chủ quan, không đảm bảo yêu cầu; Chưa triển khai truyền thông sâu rộng đến các nhân viên, cáo bộ, công nhân  các khuyến cáo, thông điệp phòng, chống dịch;... 

Căn cứ vào các văn bản chỉ đạo Ban Chỉ đạo phòng chống dịch tỉnh Tây  Ninh, của UBND tỉnh và các hướng dẫn của các sở, ban, ngành có liên quan về  công tác phòng chống dịch, Ban quản lý Khu kinh tế đề nghị các doanh nghiệp khẩn trương thực hiện các nội dung bắt buộc trong công tác  phòng chống dịch Covid-19 thời gian tới, cụ thể: 

Các tiêu chí đánh giá công tác phòng, chống dịch Covid – 19 tại các doanh nghiệp:

Tiêu chí 08 về khẩu trang: Doanh nghiệp phải cung cấp khẩu trang cho  người lao động (mua phát cho người lao động hàng ngày, loại khẩu trang có khả  năng kháng khuẩn, không dùng khẩu trang vải); Có giấy tờ, hồ sơ chứng minh việc  doanh nghiệp có thực hiện nội dung này. Đồng thời, có giải pháp để người lao  động tự giác đeo khẩu trang thường xuyên – 100%.

Tiêu chí 14: về phương án ứng phó phòng, chống dịch, các doanh nghiệp phải thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tại doanh  nghiệp; Có nhân viên đầu mối thông tin về công tác phòng chống dịch; Xây dựng kế hoạch ứng phó, xử lý tình huống tại doanh nghiệp; Có phòng y tế, người làm công tác y tế hoặc hợp đồng với cơ quan  khám chữa bệnh theo quy định;...

Tiêu chí 15: về vệ sinh, khử khuẩn môi trường, các doanh nghiệp phải có kế hoạch vệ sinh, khử khuẩn hàng ngày : chú ý tay nắm cửa, vòi nước,  tay vịn cầu thang, nước rửa tay, … kế hoạch cụ thể phân công và thông tin để  người làm công tác vệ sinh biết thực hiện; Dung dịch vệ sinh, khử khuẩn khuyến cáo nên sử dụng các sản phẩm  có thương hiệu, có khả năng khử khuẩn; Phương pháp khử khuẩn theo khuyến cáo của cơ quan  tế, bố trí nơi để rác phù hợp, có nắp đậy. 

Các doanh nghiệp thực hiện tự đánh giá nguy cơ theo quy định tại Quyết  định số 2194/QĐ-BCĐQG ngày 27/5/2020. Thực hiện đánh giá nguy cơ an toàn  Covid-19 định kỳ 02 tuần/lần theo cả hai hình thức sau: Qua hệ thống phần mềm trực tuyến địa chỉ: https://tayninh.atalink.com/sign up do CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ ATALINK (ATALINK) hỗ trợ  miễn phí, giúp cho việc đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19 tại nơi làm việc và ký túc xá cho người lao động và tự đánh giá công khai lên trang https://antoancovid.vn/ theo đúng chỉ  đạo của Bộ Y tế, đảm bảo kết quả đánh giá được cập nhật đầy đủ, đúng quy định. Ban quản lý Khu kinh tế dựa vào chỉ số nguy cơ lây nhiễm để đánh giá về công tác phòng, chống dịch Covid – 19 của các doanh nghiệp.

Trong thời gian tới, các doanh nghiệp bắt buộc triển khai đánh giá 15 tiêu chí theo quy định tại Quyết định số 2194/QĐ BCĐQG ngày 27/5/2020, chú trọng các tiêu chí tiêu chí 8, 14, 15; Nếu số điểm  của từng nội dung số 8, 14, 15 đạt trên 50% sẽ bị coi là điểm liệt và sẽ xếp luôn  thuộc nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao, sẽ bị xem xét dừng hoạt động để khắc  phục.

Bên cạnh đó, BQL KKT cũng yêu cầu các doanh nghiệp tổ chức bộ phận y tế đảm bảo công tác an toàn, vệ sinh lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều  73 Luật An toàn, vệ sinh lao động.

Theo đó, những cơ sở sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực, ngành nghề  chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản, khai khoáng, sản xuất  sản phẩm dệt, may, da, giày, sản xuất than cốc, sản xuất hóa chất, sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic, tái chế phế liệu, vệ sinh môi trường, sản xuất kim loại,  đóng và sửa chữa tàu biển, sản xuất vật liệu xây dựng, người sử dụng lao động  phải tổ chức bộ phận y tế tại cơ sở bảo đảm các yêu cầu tối thiểu sau:

Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng dưới 300 người lao động phải có ít  nhất 01 người làm công tác y tế có trình độ trung cấp; Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 300 đến dưới 500 người lao động  phải có ít nhất 01 bác sĩ/y sĩ và 01 người làm công tác y tế có trình độ trung cấp; Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 500 đến dưới 1.000 người lao  động phải có ít nhất 01 bác sĩ và mỗi ca làm việc phải có 01 người làm công tác y  tế có trình độ trung cấp; Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 1.000 lao động trở lên phải thành  lập cơ sở y tế theo hình thức tổ chức phù hợp quy định của pháp luật về khám  bệnh, chữa bệnh. 

Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động trong các lĩnh vực,  ngành nghề khác với lĩnh vực, ngành nghề quy định tại Khoản 1 Điều này, người  sử dụng lao động phải tổ chức bộ phận y tế tại cơ sở bảo đảm các yêu cầu tối thiểu sau: Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng dưới 500 người lao động ít nhất phải  có 01 người làm công tác y tế trình độ trung cấp; Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 500 đến dưới 1.000 người lao  động ít nhất phải có 01 y sỹ và 01 người làm công tác y tế trình độ trung cấp; Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng trên 1.000 người lao động phải có 01  bác sỹ và 1 người làm công tác y tế khác. 

Người làm công tác y tế ở cơ sở phải đáp ứng đủ các điều kiện: Có trình độ chuyên môn y tế bao gồm, bác sỹ, bác sỹ y tế dự phòng, cử  nhân Điều dưỡng, y sỹ, Điều dưỡng trung học, hộ sinh viên; Có chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động. 

Người sử dụng lao động phải thông báo thông tin của người làm công tác y tế cơ sở. Trường hợp cơ sở không bố trí được người làm công tác y tế hoặc  không thành lập được bộ phận y tế theo quy định thì phải ký hợp đồng với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ năng lực theo quy định và thông báo thông tin cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Bộ phận y tế tại cơ sở phải bố trí khu vực/phòng cách ly tạm thời : khi tổ chức đo thân nhiệt hoặc  qua nắm thông tin phản ánh của công nhân đưa người lao động vào khu vực này;  khu vực/phòng cách ly tạm thời phải xa khu vực sản xuất, nhà ăn, nơi tập trung  đông người, nên bố trí gần cổng ra vào, có ngăn cách, không sử dụng máy lạnh; Về tuyên truyền, phổ biết các hướng dẫn, quy định về phòng chống  dịch tại doanh nghiệp:

Các thông tin về phòng chống dịch Covid-19 doanh  nghiệp phải tổ chức tuyên truyền, phổ biến cho người lao động qua hệ thống công  đoàn, qua loa phát thanh nội bộ, qua dán tờ rơi, hình thức khác, … có thông tin, tài  liệu chứng minh đã có thực hiện; đồng thời các nội dung doanh nghiệp triển  khai phải có đoàn kiểm tra, giám sát thường xuyên, có kế hoạch và tổ chức  thực hiện.  

Về khai báo y tế, BQL KKT yêu cầu các doanh nghiệp Tổ chức khai báo y tế bắt buộc đối với tất cả người lao động làm việc tại  doanh nghiệp và người đến liên hệ công tác (người cung cấp, vận chuyển vật tư,  hàng hóa, suất ăn, …) theo tinh thần chỉ đạo của Công điện số 680/CĐ-TTg ngày  24/5/2021 của Thủ tướng Chính phủ về đảm bảo an toàn COVID-19 trong các khu  công nghiệp. 

Cách thức khai báo y tế được triển khai bằng hai hình thức: Qua mã QR code và khai báo bằng văn bản giấy.

Trong đó, khai báo bằng mã QR code được thực hiện tại địa chỉ https://tokhaiyte.vn. Thực hiện “Đăng ký điểm kiểm dịch và mã QR cho doanh nghiệp tại  https://tokhaiyte.vn” để kiểm soát vào và ra doanh nghiệp hằng ngày đối với  khách đến và đi thông qua mã QR khi sử dụng một trong các phần mềm: Tờ khai y  tế; NCOVI; Bluezone.

Sau khi có mã QR của doanh nghiệp, công nhân phải thực hiện: Dán mã QR tại các vị trí ra vào; doanh nghiệp phải đảm bảo mạng wifi, internet ổn định tại các điểm có mã QR để người lao  động kết nối internet và khai báo trực tuyến; Cử người giám sát, hỗ trợ người cần sự trợ giúp việc thực hiện quét mã  QR; Theo dõi và quản trị thông tin khách vào ra trên trang quản trị, cung cấp  danh sách cho các cơ quan, đơn vị khi có yêu cầu.

 Việc xử phạt vi phạm hành chính trong việc phòng chống dịch bệnh.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP  ngày28/9/2020 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế:  Phạt tiền đối với hành vi không tổ chức việc thông tin, giáo dục, truyền  thông về phòng, chống bệnh truyền nhiễm cho người lao động theo yêu cầu của cơ  quan có thẩm quyền theo một trong các mức sau đây: 

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với trường hợp cơ sở  có sử dụng lao động dưới 100 người; 

b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp cơ sở  có sử dụng lao động từ 100 người đến dưới 300 người; 

c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với trường hợp cơ sở  có sử dụng lao động từ 300 người đến dưới 500 người; 

d) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp cơ  sở có sử dụng lao động từ 500 người đến dưới 1.000 người; 

đ) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với trường hợp cơ  sở có sử dụng lao động từ 1.000 người đến dưới 1.500 người; 

e) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp cơ  sở có sử dụng lao động từ 1.500 người đến dưới 2.500 người; 

g) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với trường hợp cơ  sở có sử dụng lao động từ 2.500 người trở lên.

Theo quy định tại khoản 4 Điều 6 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP  ngày 28/9/2020 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế: “Phạt tiền từ  10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện biện pháp  bảo đảm vệ sinh nơi sản xuất, kinh doanh, xử lý chất thải công nghiệp và biện pháp  vệ sinh khác theo quy định của pháp luật làm phát sinh, lây lan bệnh truyền  nhiễm”. 

Tùy tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức có hành vi vi phạm có thể bị đình  chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 24 tháng theo quy định tại điểm c, khoản 2 Điều 3 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 quy định xử phạt hành chính  trong lĩnh vực y tế. 

Trong trường hợp người lao động phải ngừng việc theo quy định tại Khoản 1  Điều 99 Bộ luật Lao động năm 2019: “Nếu do lỗi của người sử dụng lao động thì  người lao động được trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động”. 

Triển khai và phổ biến, hướng dẫn đến người lao động, đoàn viên công  đoàn cài đặt ứng dụng Bluezone trên thiết bị di động; đồng thời, tuyên truyền và  vận động người thân, bạn bè sử dụng điện thoại thông minh cài đặt ứng dụng Bluezone và có trách nhiệm, chủ động thực hiện khai báo y tế điện tử và xác nhận  điểm đến và đi thông qua sử dụng ứng dụng Bluezone để quét mã “QR-Code”. 

Đối với người lao động không có  điện thoại thông minh sẽ được tổ chức khai báo bằng văn bản giấy, sử dụng, tổ chức khai báo theo mẫu tờ khai đã triển khai; Các doanh nghiệp đông công nhân lao động có thể phân, chia tổ khai báo theo từng phân  xưởng.

Trong quá trình khai báo y tế có phát hiện trường hợp nghi nhiễm/ sốt cao  thì kịp thời xử lý theo phương án xử lý tình huống của doanh nghiệp đề ra, đồng  thời báo cáo cho cơ quan y tế gần nhất.

Về đảm bảo khoảng cách, các doanh nghiệp phải đảm bảo mật độ người lao động ở các phân xưởng tính bằng số diện tích làm việc  cho 01 người lao động. Khuyến cáo 01 người lao động/lớn hơn hoặc bằng 01 m2.

Đối với khu vực nhà ăn, tạo vách ngăn (cao tối thiểu 60cm so mặt bàn), giãn ca khi ăn, bố trí ngồi lệch nhau tránh đối diện, ngồi gần nhau, đảm bảo khoảng cách 01 người lao động/lớn hơn hoặc bằng 01 m2. Đối với doanh nghiệp có tổ chức xe đưa đón công nhân, người lao động thì  tổ chức giãn cách theo hướng dẫn của Sở Giao thông – Vận tải (giãn cách xe chở  50% so với sổ chổ ngồi trên xe). 

BQL KKT sẽ tổ chức kiểm tra thường xuyên, đột xuất việc  thực hiện công tác phòng chống dịch tại các doanh nghiệp và kiểm tra lại các doanh nghiệp chưa thực hiện tốt. Các doanh nghiệp không hợp tác, không chủ động khắc phục tạo nguy cơ, mất ổn định, chưa đảm bảo an toàn cho người lao động sẽ đề nghị xử phạt vi phạm  hành chính và sẽ tạm dừng hoạt động để khắc phục. 

Ngọc Bích – Thiên Tâm