Theo dõi Báo Tây Ninh trên
(BTNO) -
Từ khi áp dụng phần mềm một cửa, trung bình tỷ lệ hồ sơ được giải quyết đúng hạn hằng tháng đạt từ 86% trở lên.
Từ khi áp dụng phần mềm một cửa, tình trạng giải quyết thủ tục hành chính chậm trễ được cải thiện đáng kể, trung bình tỷ lệ hồ sơ được giải quyết đúng hạn hằng tháng đạt từ 86% trở lên. |
(BTNO) – Theo Sở Thông tin – Truyền thông, tính đến cuối năm 2012, toàn tỉnh có 5 đơn vị đưa vào vận hành hệ thống một cửa điện tử gồm: Thị xã, Hoà Thành, Trảng Bàng, Gò Dầu; thí điểm ở huyện Dương Minh Châu.
Trong năm 2012, Sở Thông tin – Truyền thông đã tổ chức kiểm tra để giải quyết những giải quyết những vướng mắc của các địa phương, chỉ ra những hạn chế, thiếu sót trong việc thực hiện để nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công chức trong việc giải quyết đúng hạn các thủ tục hành chính cho các tổ chức, cá nhân.
Tại bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ được trang bị hệ thống máy tính, kiosque tra cứu bằng thiết bị mã vạch và màn hình cảm ứng, phần mềm tiếp nhận các loại hồ sơ một cửa (hiện tại tiếp nhận khoảng trên 20 loại hồ sơ khác nhau). Tại các phòng chuyên môn, đã triển khai phần mềm để xử lý các hồ sơ do bộ phận tiếp nhận chuyển và trả kết quả để bộ phận tiếp nhận hồ sơ trả kết quả cho khách hàng và cập nhật thông tin lên Cổng thông tin điện tử một cửa http://motcua.tayninh.gov.vn để mọi người tra cứu.
Hiện phần mềm một cửa điện tử đang triển khai tại các huyện gồm 13 phân hệ. Trong đó, Thị xã, huyện Dương Minh Châu (thử nghiệm) áp dụng phần mềm chuyên ngành cho 6 lĩnh vực; Hoà Thành 5 lĩnh vực; Trảng Bàng, Gò Dầu 4 lĩnh vực.
Từ khi áp dụng phần mềm một cửa, tình trạng giải quyết thủ tục hành chính chậm trễ được cải thiện đáng kể, trung bình tỷ lệ hồ sơ được giải quyết đúng hạn hằng tháng đạt từ 86% trở lên.
Tuy nhiên, việc áp dụng các lĩnh vực trong phần mềm một cửa điện tử tại các đ0ịa phương chưa đồng đều, có đơn vị đáp ứng được yêu cầu về hạ tầng và nhân sự, có đơn vị quan tâm đưa vào vận hành ngay sau khi được triển khai và chuyển giao, có đơn vị do thiếu nhân sự công nghệ thông tin, thiếu sự quyết tâm của lãnh đạo nên việc chuyển đổi thói quen làm việc còn chậm và khó khăn…
Hiện Sở Thông tin – Truyền thông đã phối hợp với các ngành liên quan và các đơn vị cấp huyện khảo sát, xây dựng dự án để triển khai đồng bộ phần mềm một cửa điện tử cho tất cả các đơn vị còn lại (Châu Thành, Tân Châu, Tân Biên, Bến Cầu) và một sở, ngành như Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Tài nguyên Môi trường. Dự án đã được các cơ quan chuyên môn của tỉnh thẩm định và trình UBND tỉnh phê duyệt với tổng kinh phí 12,67 tỷ đồng.
Đ.H.T