Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”:
Nhiều khởi sắc
Thứ sáu: 06:55 ngày 13/07/2018

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTN) - 6 tháng đầu năm, với vai trò là Thường trực Ban Chỉ đạo cuộc vận động, MTTQ các cấp tăng cường công tác tuyên truyền, kêu gọi “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, góp phần nâng cao nhận thức của người dân và tạo thói quen trong tiêu dùng hàng Việt.

Ông Trần Thanh Mẫn, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQVN, Trưởng Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” Trung ương thăm siêu thị Co.opMart Tây Ninh.

Các hoạt động thương mại được Sở Công Thương- thành viên nòng cốt của BCÐ tỉnh, phối hợp với các ngành liên quan thực hiện đạt kết quả tốt; tổ chức triển khai mô hình thí điểm điểm bán hàng Việt với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam” tại các huyện Trảng Bàng, Châu Thành và Tân Châu.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 8 cửa hàng bán thực phẩm an toàn và 1 trung tâm thương mại; các chợ, siêu thị, cửa hàng trên địa bàn tỉnh đã góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội và giao lưu hàng hoá của người dân địa phương.

Hoạt động đưa hàng Việt về nông thôn được các doanh nghiệp tích cực hưởng ứng, như Công ty TNHH XNK TM CN DV Hùng Duy, hằng ngày tổ chức 46 chuyến xe bán hàng lưu động, tổng doanh thu 2,3 tỷ đồng/ngày; hệ thống siêu thị Co.opMart thực hiện 28 chuyến hàng lưu động, doanh thu trên 362 triệu đồng.

Ngoài ra, các doanh nghiệp còn kết hợp các chương trình khuyến mãi, giảm giá cho khách hàng thuận tiện mua sắm với giá cả hợp lý- nhất là người dân vùng sâu, vùng xa mua được giá giảm từ 5% đến 10% so với giá thị trường.

Thực hiện theo kế hoạch bình ổn thị trường của UBND tỉnh, có 11 doanh nghiệp tham gia, đạt hơn 189 tỷ đồng, so với cùng kỳ tăng hơn 142%. Các doanh nghiệp bảo đảm chất lượng hàng hoá, niêm yết và bán theo giá niêm yết, giá bán giảm từ 5% đến 10% so với giá thị trường.

Các hoạt động bình ổn thị trường, đưa hàng Việt về nông thôn đã góp phần điều tiết hiệu quả thị trường hàng hoá, phân phối đến tận tay người tiêu dùng- nhất là người dân tại các xã vùng sâu, vùng xa, khu vực biên giới, công nhân lao động tại các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Các ngành chức năng thành viên BCÐ cũng đã có nhiều nỗ lực tăng cường công tác quản lý thị trường, đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng, chống hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng và không rõ nguồn gốc lưu hành trên thị trường để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và sản xuất trong nước, qua đó kiểm tra 517 vụ, số vụ vi phạm  246 vụ, số hàng hoá tạm giữ quy thành tiền ước khoảng 609 triệu đồng.

Tuy nhiên, thời gian qua, công tác tuyên truyền của các ngành thành viên thực hiện chưa thường xuyên, hiệu quả chưa cao; chưa có nhiều mô hình hay nâng cao chất lượng cuộc vận động; công tác kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý Nhà nước còn hạn chế; chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa nhà sản xuất, kinh doanh với người tiêu dùng; hoạt động đưa hàng Việt về nông thôn chưa thực hiện thường xuyên do địa bàn của tỉnh rộng, kinh phí ít.

Lãnh đạo UBMTTQVN tỉnh cho biết, theo kế hoạch, ngành Công Thương sẽ phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) tổ chức 5 phiên chợ “Hàng Việt về nông thôn” tại huyện Trảng Bàng, Gò Dầu, Bến Cầu, Dương Minh Châu và Châu Thành; phối hợp vận động các doanh nghiệp tổ chức các đợt khuyến mãi, đưa hàng Việt về nông thôn; hỗ trợ doanh nghiệp tham gia hội nghị kết nối và ký kết hợp đồng cung cầu hàng hoá giữa Tây Ninh, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành khu vực phía Nam; triển khai thêm điểm bán hàng Việt, đồng thời mở rộng mô hình điểm bán hàng Việt tại các siêu thị để thuận tiện cho người dân mua sắm.

Bình Nguyên

Tin cùng chuyên mục