Từ ngày 15.10 đến ngày 15.11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường thuộc Công an tỉnh và các địa phương tổ chức các đợt tuyên truyền về việc cấm đánh bắt, mua bán, vận chuyển thuỷ sản và các hành vi tàng trữ, sử dụng các loại ngư cụ cấm để khai thác thuỷ sản trong hồ Dầu Tiếng.
UBND tỉnh vừa có văn bản yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan tiếp tục tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với các hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản trên địa bàn tỉnh.
Giống như các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, Tây Ninh cũng có mùa nước nổi hằng năm, không chỉ mang lại phù sa cho đồng ruộng, mà mỗi khi con nước từ thượng nguồn đổ về còn mang theo nguồn lợi thuỷ sản phong phú. Tuy nhiên, những năm gần đây, nguồn lợi này ngày càng cạn dần do các hoạt động đánh bắt mang tính “tận diệt”.
Ðặc thù của một đơn vị làm nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, thường xuyên quản lý một số lượng lớn vũ khí, trang bị kỹ thuật (VKTBKT) nên công tác quản lý, khai thác vũ khí, trang bị kỹ thuật tốt, bền, an toàn, tiết kiệm là vấn đề luôn được Sư đoàn 5 quan tâm.
Để công tác quản lý nhà nước trong hoạt động này ngày càng hiệu quả hơn, cần phải nâng cao trách nhiệm của chính quyền cấp huyện, xã. Đó là một trong những vấn đề mà Thường trực HĐND tỉnh đặt ra trong đợt khảo sát và giám sát hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh vừa qua.
Thời gian qua, hoạt động khai thác khoáng sản trong tỉnh nhìn chung đã đi vào khuôn khổ pháp luật nhưng vẫn còn những trường hợp doanh nghiệp khai thác khoáng sản cố tình vi phạm trong quá trình khai thác. Vấn đề đặt ra là cần phải nâng cao trách nhiệm của chính quyền cơ sở (cấp xã) trong công tác quản lý khoáng sản ở địa phương. Bởi thời gian qua, đa phần các vụ khai thác khoáng sản có dấu hiệu vi phạm bị phát hiện là do cơ quan chuyên môn cấp huyện, tỉnh hoặc do báo chí lên tiếng phản ánh. Trong khi chính quyền địa phương lại “không hay biết”.
Cục Thuế Tây Ninh cho biết, tính đến ngày 31.8.2018, theo báo cáo của Chi cục Thuế các huyện Dương Minh Châu, Tân Châu và Châu Thành, doanh nghiệp khai thác cát đã nộp hết số thuế phát sinh và nợ, không còn doanh nghiệp nào nợ thuế.
Tình hình khai thác thuỷ sản trong hồ Dầu Tiếng ngày càng diễn biến phức tạp. Trong số các ngư cụ bị cấm khai thác, lưới dớn (dớn) được xem như nỗi ám ảnh đối với những người điều khiển phương tiện giao thông đường thuỷ. Dớn còn là nguyên nhân chính tận diệt nguồn thuỷ sản...
Bộ Tài chính đang dự thảo Nghị định quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương qua từng giai đoạn, từng thời kỳ khác nhau, tỉnh Tây Ninh luôn xác định mục tiêu phát triển du lịch Tây Ninh trở thành ngành kinh tế quan trọng; và qua các giải pháp thực hiện đã đạt được một số kết quả khả quan. Tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm giai đoạn 2010 - 2016 luôn tăng, cụ thể: khách tham quan tại các khu, điểm du lịch tăng 3,2%/năm; khách lưu trú tăng 6,7%/năm; doanh thu du lịch tăng 13,8%/năm.