Thời gian thực hiện từ ngày 21.10 đến ngày 31.12.2019, trong đó, tập trung xử lý những trường hợp mua bán di động bằng các phương tiện như xe đẩy, xe lôi...
Theo nhiều nông dân, việc thử hàm lượng tinh bột (chữ bột) tại các nhà máy chế biến trong củ mì chưa chính xác, cách tính không rõ ràng và trừ tạp chất 10% là quá cao, gây thiệt hại cho nông dân.
Trước những thiệt hại do cây mì trồng liên tục nhiễm bệnh khảm lá, một số hộ nông dân ở xã Phước Ninh, huyện Dương Minh Châu đã chuyển sang trồng bắp nếp Thái, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Để đạt được tiêu chuẩn VietGAP trong sản xuất rau màu, người nông dân phải bảo đảm thực hiện đạt nhiều chỉ tiêu với hàng chục xét nghiệm, đánh giá, lấy mẫu phân tích khác nhau... với chi phí cao. Quan trọng hơn cả là lợi nhuận từ việc sản xuất rau VietGAP hiện không cao hơn so với rau được sản xuất theo hướng thông thường.
Hiện vẫn còn tình trạng doanh nghiệp “nuôi” thương lái. Thay vì doanh nghiệp đứng ra liên kết với nông dân sản xuất và bao tiêu đầu ra sản phẩm, họ lại đứng ra ký hợp đồng duy trì kết nối với các thương lái, để lực lượng này cung cấp nông sản cho họ.
Để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nhiều năm qua, mô hình trang bị cân đối chứng cho các chợ đã được triển khai. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, các cân đối chứng tại một số chợ chưa phát huy hiệu quả, thậm chí, có nơi còn để cho có.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, yếu tố quan trọng nhất để phát triển nông nghiệp công nghệ cao là thị trường và liên kết được với doanh nghiệp để cùng nhau sản xuất. Ðiều đó cũng có nghĩa là, trước khi “nuôi con gì, trồng cây gì”, người nông dân phải tìm hiểu thị trường đang và sẽ cần loại sản phẩm gì, chất lượng và mẫu mã sản phẩm ra sao.
So với các loại nông sản khác thì củ lùn có giá cả ổn định hơn, ít tốn công chăm sóc, chi phí đầu tư cũng thấp.
Vì nước rút chậm nên nông dân xuống giống đúng thời vụ chỉ chiếm 5%. Với kinh nghiệm hơn 50 năm trồng lúa, ông Nguyễn Văn Leo, Tổ trưởng Tổ liên kết sản xuất lúa ấp Bến Kéo, xã Long Thành Nam dự báo, trong vài ngày tới, mực nước lại tiếp tục dâng cao, có thể đến cuối tháng 11 âm lịch nước mới rút mạnh, lúc đó, nông dân mới xuống giống được.
Những cơn mưa trái mùa trong thời gian gần đây làm cho nhiều ruộng mì ở các xã Phước Ninh, Chà Là, Cầu Khởi (huyện Dương Châu) ngập úng, chết cây.