Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Về bài bình luận của một “ngáo sư” mất hết lý trí (tiếp theo)
Thứ sáu: 06:27 ngày 23/02/2024

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTN) - Xem xét lập luận méo mó này của GS Cống, ai cũng dễ dàng nhận thấy do ông ta cố tình “mắt lấp, tai ngơ” đối với quá trình nỗ lực, quyết tâm thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng suốt gần 40 năm qua...

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 10.9.2023. Ảnh tư liệu

Trong loạt bài viết “Bình luận vài ý trong bài báo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng” đăng báo mạng baotiengdan.com, tác giả của nó- một “vị giáo sư xưa và kẻ phản Đảng hiện nay”, GS Nguyễn Đình Cống, kẻ đã “từ bỏ Đảng sau 31 năm theo Đảng” tỏ ra rất “chịu khó” bám theo kết cấu, nội dung từng phần trong bài báo của người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam để “bình luận” theo kiểu xuyên tạc, bóp méo, tung hoả mù nhằm lừa gạt người đọc của ông ta.

Đối với phần thứ hai bài viết “Tự hào và tin tưởng dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh” của Giáo sư, Tiến sĩ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có tiêu đề: “Đảng lãnh đạo khắc phục hậu quả chiến tranh; tiến hành công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế; xây dựng đất nước ta ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”, GS Cống đã trích dẫn đoạn đầu phần thứ hai: “Sau khi đất nước được thống nhất, nước ta phải đối mặt với nhiều hậu quả rất nặng nề của 30 năm chiến tranh để lại.

Để khắc phục hậu quả chiến tranh, tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước, Đảng ta đã tập trung lãnh đạo xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 1976-1980 và 1981-1985.

Qua đó, hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là các cơ sở công nghiệp, nông nghiệp, y tế, giáo dục - đào tạo, giao thông, thuỷ lợi từng bước được khôi phục. Kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể được chăm lo phát triển, có nhiều đóng góp cho sự phát triển của đất nước”, sau đó Cống đưa ra luận điệu: “Sau chiến tranh mọi khó khăn đổ lỗi cho nó là quá đơn giản, nhưng điều đó chỉ đúng một phần cho miền Bắc mà không đúng cho miền Nam, nơi vẫn giữ được nền kinh tế khá phồn vinh”.

Rõ ràng, lời lẽ này không khác gì giọng điệu của một số người thuộc “tầng lớp trên” của chế độ Sài Gòn, làm việc trong bộ máy tay sai cho thực dân, đế quốc xâm lược những năm miền Nam bị tạm chiếm trước ngày 30.4.1975.

Đó là một số ít người từng được sống xa hoa bằng đồng đô-la viện trợ, “xài hàng PX” từ các căn cứ quân sự Mỹ ở khắp miền Nam tuồn ra. Giở giọng nói miền Nam sau ngày 30.4.1975 “vẫn giữ được nền kinh tế khá phồn vinh”, GS Cống còn hoang tưởng hơn những kẻ hoang tưởng trốn chạy khỏi Sài Gòn ra nước ngoài gần 50 năm trước. Về thực trạng k

inh tế miền Nam Việt Nam, một tác giả người Mỹ - Jame M. Cater, giáo sư Đại học Drew (New Jersey - Hoa Kỳ) đã viết: “Nhìn chung Việt Nam Cộng hoà có nền kinh tế phụ thuộc vào viện trợ, công nghiệp nhỏ bé (chỉ chiếm khoảng 8-10% GDP) và hướng nội, chưa giải quyết được vấn đề năng lượng, thương mại chủ yếu là nhập khẩu và tiêu thụ hàng viện trợ.

Lượng viện trợ hằng năm mà Mỹ dành cho VNCH còn lớn hơn tổng số của cải mà nền kinh tế VNCH làm ra. Việc nhận quá nhiều viện trợ, tồn tại phụ thuộc vào viện trợ tạo ra tâm lý ỷ lại vào viện trợ và dễ nản lòng khi Mỹ giảm viện trợ. Năm 1974, khi Mỹ cắt giảm viện trợ thì VNCH lập tức lâm vào khủng hoảng kinh tế”. Jame M. Cater nhấn mạnh: “Chưa bao giờ “nhà nước hư cấu miền Nam Việt Nam” (fictive state) có thể tự mình tồn tại mà không cần dựa vào viện trợ Mỹ”.

Nói về sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội đất nước ta hiện nay, bài báo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có đoạn: “Đưa ra khái niệm phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một đột phá lý luận rất cơ bản và sáng tạo của Đảng ta, là thành quả lý luận quan trọng qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới, xuất phát từ thực tiễn Việt Nam và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của thế giới.

Theo nhận thức của chúng ta, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa, nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

Đối với khái niệm trên, GS Cống không ngần ngại xuyên tạc trắng trợn: “Cho rằng đưa thêm cái đuôi “định hướng XHCN” là đột phá lý luận và sáng tạo, là sự suy diễn thiếu căn cứ. Nhưng cái đuôi ấy chỉ được dùng trong nước.

Với nước ngoài, chính phủ Việt Nam muốn vận động người ta công nhận nền kinh tế thị trường thì phải cắt đuôi. Tuy vậy cũng chưa thuyết phục được ai. Thực ra kinh tế thị trường có kiểm tra, giám sát của nhà nước đã xuất hiện từ lâu ở nước Anh, chỉ là trong định hướng XHCN phải chấp nhận sự lãnh đạo của đảng Cộng sản”.

Xem xét lập luận méo mó này của GS Cống, ai cũng dễ dàng nhận thấy do ông ta cố tình “mắt lấp, tai ngơ” đối với quá trình nỗ lực, quyết tâm thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng suốt gần 40 năm qua để đạt được những thành tựu rất đáng tự hào của toàn Đảng, toàn dân ta, nên chính Cống đã bộc lộ rõ sự lạc hậu, không bắt kịp diễn tiến sôi động của kinh tế thế giới nói chung, kinh tế Việt Nam nói riêng và vị thế của đất nước ta trên trường quốc tế hiện nay.

Thực tế, từ khi bắt đầu chuyển đổi nền kinh tế, từ cơ chế tập trung quan liêu sang kinh tế thị trường 40 năm trước, Đảng ta đã xác định xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Và với quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chỉ trong 20 năm Việt Nam đã được toàn bộ 149 thành viên đồng thuận để công nhận Việt Nam là thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) mà có nước nào buộc nước ta phải “cắt cái đuôi” định hướng xã hội chủ nghĩa đâu? Còn việc các nước công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường thì chỉ là chuyện của các nước nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam.

Về việc này, những ai có quan tâm tìm hiểu về kinh tế (không cần phải là giáo sư, tiến sĩ gì cả) đều biết rằng mỗi quốc gia trên thế giới có tiêu chí, tiêu chuẩn riêng về kinh tế thị trường để áp dụng đối với việc nhập khẩu hàng hoá của nước khác, nhưng chỉ áp dụng để đánh thuế hoặc giải quyết tranh chấp thương mại chứ không phải để “cấm nhập khẩu” hàng hoá của nước chưa thoả mãn tiêu chuẩn kinh tế thị trường của nước mua hàng.

Do vậy mà nước ta vẫn xuất khẩu được hàng hoá sang Hoa Kỳ chiếm kim ngạch cao nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu hằng năm của nước ta cho dù đến nay nước ta vẫn chưa được Hoa Kỳ công nhận nền kinh tế thị trường.

Tuy vậy, ai có theo dõi thông tin thời sự, thông tin kinh tế thế giới thời gian gần đây hẳn đã biết tin “Hoa Kỳ có thể công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường vào tháng 6.2024”.

Theo các báo trong, ngoài nước, ngày 31.1.2024 trong cuộc tiếp kiến Đại sứ Hoa Kỳ Marc E. Knapper của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, hai bên đã trao đổi một số nội dung liên quan đến việc triển khai thoả thuận của lãnh đạo cấp cao sau khi hai nước nâng cấp lên quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện. Trong đó, về vấn đề công nhận nền kinh tế thị trường của Việt Nam, Đại sứ Hoa Kỳ Marc E. Knapper cho biết, Phòng Thương mại Hoa Kỳ đang khẩn trương xem xét chi tiết, hy vọng có thể kịp vào tháng 6.2024.

Đồng thời cũng về việc các nước nhập khẩu công nhận kinh tế thị trường Việt Nam, thông tin từ Bộ Công Thương cho biết, đến nay đã có 72 quốc gia công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường, bao gồm các nền kinh tế lớn như Canada, Australia, Nhật Bản, Hàn quốc… Mới nhất, Vương quốc Anh cũng đã có Thư chính thức công nhận quy chế thị trường của Việt Nam.

Thế đấy, về quan hệ quốc tế của đất nước ta hiện nay, lẽ nào GS Cống lại “ngáo” đến nỗi không biết gì cả? Những chuyện xa xôi không nói làm gì cho dài dòng, những chuyện mới gần đây thôi, như chuyện Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden mới sang thăm nước ta trong tháng 9.2023 vừa qua theo lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, chẳng lẽ GS Cống cũng không biết? Hay là Cống cũng biết rất rõ nhưng cố tình ngó lơ vì quá tức tối, không chịu nổi việc một Tổng thống Hoa Kỳ đương nhiệm lại đi thăm một nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa theo lời mời của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản của nước ấy, cho dù “nước ấy” là quê cha đất tổ của chính Cống.

Trong bài viết chào mừng kỷ niệm 94 năm thành lập Đảng (3.2.1930 - 3.2.2024), sau khi kiểm điểm lại quá trình lãnh đạo nhân dân ta, đất nước ta suốt gần một thế kỷ qua, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhận định: “Với tất cả sự khiêm tốn của người cách mạng, chúng ta vẫn có thể nói rằng: “Đảng ta thật là vĩ đại! Nhân dân ta thật là anh hùng! Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”.

GS Cống lại cho rằng câu đó chứa đầy sự kiêu ngạo. Không rõ GS hiểu từ “kiêu ngạo” như thế nào, chẳng lẽ là một người có trình độ giáo sư, tiến sĩ ông ta lại nhầm lẫn giữa lòng “tự hào” với sự “kiêu ngạo” (?!). Dân tộc ta vốn có truyền thống “thắng không kiêu, bại không nản”.

Chính nhờ phát huy truyền thống đó mà Đảng ta đã kiên trì vượt qua mọi khó khăn để lãnh đạo cách mạng nước ta đi từ thắng lợi này sang thắng lợi khác, đưa đất nước ta từ chỗ một nước “không có tên trên bản đồ thế giới” đầu thế kỷ XX, đến chỗ trở thành một quốc gia độc lập, nhân dân ta được hạnh phúc ấm no, đất nước hiện có quy mô kinh tế đứng thứ 34 trên thế giới (theo Trung tâm kinh tế và kinh doanh CEBR, Anh quốc, đánh giá Việt Nam là nền kinh tế lớn thứ 34 thế giới với quy mô 430 tỷ USD và sẽ đứng thứ 21 toàn cầu vào năm 2038- Vnexpress 1.1.2024).

Với những thành tựu ấy, Đảng ta, Nhân dân ta hoàn toàn có quyền tự hào, niềm tự hào chính đáng. Cố tình chối bỏ những điều đáng tự hào ấy, GS Cống rất đáng được gọi bằng cái hỗn danh “ngáo sư”.

Nguyễn Tấn Hùng

(Còn tiếp)

data:
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục