BAOTAYNINH.VN trên Google News

Thiếu điện ở tổ 11, ấp Thạnh Lợi, xã Thạnh Bình, huyện Tân Biên:

Ngành Điện đề xuất 3 phương án 

Cập nhật ngày: 29/06/2021 - 16:19

BTNO - Công ty Điện lực Tây Ninh cũng cho biết thêm, trước khi có bài báo “Mỏi mòn chờ điện”, căn cứ ý kiến phản ánh của cử tri, ngày 16.6.2021, Điện lực Tân Biên đã phối hợp với UBND xã Thạnh Bình tiến hành khảo sát hiện trạng sử dụng điện tại tổ 11, ấp Thạnh Lợi và báo cáo về Công ty Điện lực Tây Ninh.

Vì không có điện lưới quốc gia, hàng chục năm qua, người dân tổ dân cư tự quản 11 phải sử dụng máy dầu bơm nước lên để sinh hoạt.

Trên trang 3 số báo ra ngày thứ bảy 26.6.2021 có bài “Người dân tổ 11, ấp Thạnh Lợi, xã Thạnh Bình, huyện Tân Biên: Mỏi mòn chờ điện” phản ánh tình trạng 17 hộ dân ở khu vực trên không có điện lưới quốc gia để sử dụng sinh hoạt và sản xuất. Ngay sau khi báo phát hành, Công ty Điện lực Tây Ninh có văn bản phản hồi và cho biết như sau:

Tổ 11, ấp Thạnh Lợi, xã Thạnh Bình có 17 hộ dân sinh sống và sản xuất nông nghiệp của mình (chủ yếu trồng và khai thác mủ cao su), cách xa lưới điện quốc gia khoảng hơn 4,5km. Theo ý kiến của UBND xã Thạnh Bình, khu vực này theo quy hoạch sử dụng đất là đất nông nghiệp, không có quy hoạch khu dân cư, việc các hộ dân sinh sống ở đây là do tự phát.

Các hộ dân sử dụng hệ thống điện mặt trời hoặc máy phát điện công suất nhỏ. Do hệ thống điện mặt trời được đầu tư lâu năm hoặc không đúng kỹ thuật nên thường xuyên hư hỏng, không đáp ứng nhu cầu sử dụng.

Không có diện sinh hoạt, một số hộ dân đã bán nhà cửa, ruộng vườn để đi nơi khác lập nghiệp.

Để cấp điện cho khu vực này từ lưới điện quốc gia cần đầu tư khoảng hơn 4,5km đường dây trung áp 1 pha; 1,2km đường dây hạ áp 1 pha và 1 trạm biến áp 50kVA với tổng chi phí dự kiến khoảng 4,6 tỷ đồng, tương đương suất đầu tư là 270 triệu đồng/hộ. Ngoài ra, để thi công và vận hành lưới điện cần giải tỏa hành lang khoảng hơn 2.500 cây cao su của các hộ dân dọc hai bên đường.

Để các hộ dân tổ 11, ấp Thạnh Lợi, xã Thạnh Bình có nguồn điện sử dụng ổn định hơn, Công ty Điện lực Tây Ninh đề xuất chính quyền địa phương có chính sách hỗ trợ nguồn vốn cho các hộ nghèo, khó khăn và vận động các hộ dân tự đầu tư sửa chữa, lắp đặt hệ thống điện mặt trời theo đúng kỹ thuật để sử dụng ổn định.

Công ty Điện lực Tây Ninh sẽ hỗ trợ tư vấn kỹ thuật lắp đặt. Chi phí đầu tư khoảng 60 triệu đồng cho 1 hệ công suất 3kWp và bộ ắc quy lưu điện đủ sử dụng sinh hoạt cho 1 hộ gia đình.

Những người dân tổ dân cư tự quản 11 vẫn mỏi mòn chờ điện.

Chính quyền địa phương vận động các chủ vườn cao su có đất tại khu vực trên tự đầu tư lưới điện để phục vụ sản xuất và hỗ trợ chia sẻ cho 17 hộ dân sử dụng điện cho mục đích sinh hoạt.

Để đầu tư cấp điện từ lưới điện quốc gia, Công ty Điện lực Tây Ninh kiến nghị UBND tỉnh xem xét cho Công ty Điện lực Tây Ninh ứng vốn để đầu tư lưới điện khu vực này với khối lượng dự kiến nêu trên.

UBND huyện Tân Biên hỗ trợ giải toả hành lang không bồi thường dọc hai bên tuyến đường (khoảng 2.500 cây cao su).

Công ty Điện lực Tây Ninh đề xuất 3 phương án để giải quyết bài toán thiếu điện cho những hộ dân như thế này ở tổ dân cư tự quản 11

Công ty Điện lực Tây Ninh cũng cho biết thêm, trước khi có bài báo “Mỏi mòn chờ điện”, căn cứ ý kiến phản ánh của cử tri, ngày 16.6.2021, Điện lực Tân Biên đã phối hợp với UBND xã Thạnh Bình tiến hành khảo sát hiện trạng sử dụng điện tại tổ 11, ấp Thạnh Lợi và báo cáo về Công ty Điện lực Tây Ninh.

ĐẠI DƯƠNG

Tin liên quan
  • Người dân tổ 11, ấpThạnh Lợi, xã Thạnh Bình, huyện Tân Biên: Mỏi mòn chờ điện 

    Người dân tổ 11, ấpThạnh Lợi, xã Thạnh Bình, huyện Tân Biên: Mỏi mòn chờ điện

    Tại hội nghị tiếp xúc cử tri vừa qua, cử tri tổ dân cư tự quản số 11, ấp Thạnh Lợi, xã Thạnh Bình, huyện Tân Biên phản ánh hàng chục năm nay nơi này chưa có điện lưới quốc gia, làm ảnh hưởng nhiều mặt đến cuộc sống của người dân.

  • Mỏi mòn chờ điện 

    Mỏi mòn chờ điện

    Từ đường giao thông chính của xã Thạnh Bình vào đến tổ dân cư tự quản số 11 khoảng 5km. Mạng lưới điện dân sinh được kéo từ trung tâm xã Thạnh Bình đến cầu Xe Be rồi dừng lại. Từ cầu Xe Be đến tổ dân cư tự quản số 11 khoảng 3km. Thế nhưng, đời sống sinh hoạt của người dân nơi đây gặp khó khăn do không có điện lưới.