Pháp luật   An ninh - Quốc phòng

BAOTAYNINH.VN trên Google News

Vàm Cỏ Đông ký sự:

Kỳ XIV: Giữ bình yên sông nước 

Cập nhật ngày: 08/08/2024 - 13:04

BTNO - Hầu hết phần thượng nguồn của sông Vàm Cỏ Đông trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giáp với nước bạn Campuchia. Để bảo vệ biên giới đường thuỷ bình yên, cán bộ, chiến sĩ các đồn biên phòng ở thượng nguồn sông Vàm đã có nhiều nỗ lực trong công tác tuần tra phòng, chống buôn lậu, giữ gìn an ninh trật tự.

Cán bộ, chiến sĩ Đồn BP Vàm Trảng Trâu thực hiện nghi thức khám súng, chuẩn bị tuần tra trên sông.

Phức tạp đường sông

Chỉ tính riêng Đồn Biên phòng Vàm Trảng Trâu (thuộc xã Biên Giới, huyện Châu Thành) quản lý 23,448 km đường biên, trong đó có 9,537 km đường thuỷ ở thượng nguồn sông Vàm Cỏ Đông. Chúng tôi đến thăm đồn biên phòng này vào một ngày trời âm u, mây đen vần vũ.

Trước cơn mưa bão có thể ập đến, cán bộ chiến sĩ của Đồn vẫn nghiêm chỉnh thực hiện các nghi thức, chuẩn bị cho chuyến tuần tra trên sông. Tổ tuần tra do Trung uý Lê Sỹ Từ- Đội trưởng Đội Tham mưu Đồn Biên phòng Vàm Trảng Trâu chỉ huy.

Sau khi được lệnh của chỉ huy Đồn, Tổ tuần tra di chuyến đến bến sông Vàm. Ở đó có 2 chiếc ca nô đang chờ sẵn. Một phút sau, phương tiện rời bến, rẽ sóng trên sông. Mặc cho mưa gió lất phất bay vào mặt, nhưng trong suốt cuộc tuần tra, cán bộ, chiến sĩ quân hàm xanh luôn bồng súng chăm chú quan sát những động tĩnh trên sông cũng như hai bên bờ. Một lúc sau, chiếc ca nô tuần tra đến Vàm Trảng Trâu. Nơi đây có một nhánh sông từ nước bạn Campuchia chảy vào địa phận Tây Ninh.

Trên bờ sông có một cột mốc biên giới. Các thành viên trong Tổ tuần tra dừng ca nô, lên bờ thực hiện nghi thức chào cột mốc. Bên cột mốc thiêng liêng của Tổ quốc, Trung uý Lê Sỹ Từ tâm sự: “Tôi và toàn đội có nhiệm vụ bảo vệ toàn vẹn an ninh biên giới, đẩy lùi hoạt động xuất nhập cảnh trái phép, các loại tội phạm, gian lận thương mại trên khu vực biên giới.

Tôi rất vinh dự, tự hào khi được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới, đặc biệt trên sông Vàm. Tôi và các đồng chí, đồng đội luôn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao”.

Chiến sĩ Đồn Biên phòng Vàm Trảng Trâu tuần tra ven sông Vàm Cỏ Đông.

Đồn Biên phòng Vàm Trảng Trâu có trách nhiệm bảo vệ an ninh đường thuỷ dài 9,537 km ở thượng nguồn sông Vàm Cỏ Đông. Với địa hình đường sông trải dài, các đối tượng phạm pháp thường lợi dụng địa hình để vượt sông, đột nhập qua biên giới. Mùa nước nổi, mùa mưa bão, ở thượng nguồn, nước sông tràn bờ, gây lũ lụt. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để các hoạt động buôn lậu diễn ra. Vì vậy, cán bộ, chiến sĩ đồn biên phòng Vàm Trảng Trâu phải hoạt động vất vả hơn.

Thiếu tá Đinh Quang Lực- Phó Đồn trưởng Đồn Biên phòng Vàm Trảng Trâu chia sẻ, trong thời gian vừa qua, tình hình mưa bão diễn ra rất phức tạp, các đối tượng lợi dụng đêm tối và trời mưa bão lớn vận chuyển hàng cấm với số lượng lớn qua biên giới.

Mùa nước nổi, thuận lợi cho các phương tiện giao thông đường di chuyển tốc độ cao.

Hiện tại, nước trên thượng nguồn đổ về, dâng cao, khả năng gây ngập ở khu vực thượng nguồn rất lớn. “Chúng tôi đã chỉ đạo các tổ, chốt, trạm đường sông, ngoài công tác tuần tra bảo vệ biên giới, chuẩn bị các phương án ứng phó với tình hình mưa bão, ngập úng, kịp thời cứu hộ, cứu nạn đối với người dân làm ăn, sinh sống ở thượng sông Vàm Cỏ Đông”- Thiếu tá Đinh Quang Lực nói.

Không chỉ tuần tra canh gác suốt thời gian ban ngày, mà bộ đội biên phòng Vàm Trảng Trâu còn tuần tra canh gác cả ban đêm, bởi đó chính là thời gian tốt nhất các đối tượng buôn bán trái phép thường hay hoạt động. Đội trưởng Đội Phòng, chống ma tuý, tội phạm Đồn Biên phòng Vàm Trảng Trâu Lê Hữu Đoàn kể: “Đồn quản lý địa bàn với đường biên giới trên bộ và biên giới trên sông tương đối dài, địa hình bằng phẳng nên rất thuận lợi cho các đối tượng lợi dụng địa hình đưa hàng hoá từ phía Campuchia vào Việt Nam.

Lực lượng Biên phòng Vàm Trảng Trâu tuần tra trên sông.

 Làm nhiệm vụ trên sông có phần khó khăn hơn, do phải sử dụng các phương tiện giao thông đường thuỷ.

Mùa nước nổi, các đối tượng vận chuyển hàng hoá bằng ghe, xuồng trên sông, như pháo nổ, đường cát, rượu ngoại, thuốc lá. Chúng có nhiều thủ đọan rất tinh vi, thường xuyên trao đổi với nhau qua mạng xã hội Facebook, Zalo, Instagram nhằm tránh sự phát hiện của lực lượng chức năng. Khi bị phát hiện, chúng bỏ hàng chạy thoát hoặc chống trả lại lực lượng chức năng”.       

Điển hình cho hoạt động phòng chống tội phạm trong mùa nước nổi là vụ bắt giữ hai ghe chở 1,5 tấn pháo lậu từ Campuchia trên đường vào Việt Nam trên sông Vàm Cỏ Đông ở xã Biên Giới. Vụ bắt giữ này có sự phối hợp của bộ đội biên phòng Đồn Biên phòng Vàm Trảng Trâu cùng Đội đặc nhiệm phòng, chống ma tuý và tội phạm Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an huyện Châu Thành, Công an xã Biên Giới. Ngay sau đó, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh đã khen thưởng đột xuất cho bộ đội biên phòng Vàm Trảng Trâu và các lực lượng tham gia, đồng thời chỉ đạo cho các cán bộ chiến sĩ tiếp tục nâng cao cảnh giác phòng chống tội phạm trong mùa mưa lũ.

Thế trận lòng dân

Không chỉ phối hợp với các lực lượng Công an, Hải quan trong việc bảo vệ an ninh quốc phòng biên giới, các cán bộ chiến sĩ Đồn Biên phòng Vàm Trảng Trâu còn xây dựng thế trận toàn dân bảo vệ an ninh quốc phòng ở hai xã biên giới thuộc địa bàn quản lý là Phước Vinh và Biên Giới. Cán bộ chiến sĩ của đồn thường xuyên đến thăm hỏi, tuyên truyền người dân vùng biên, xây dựng một mạng lưới rộng lớn với những “cột mốc sống” trên biên giới.

Ông Đỗ Văn Giao- một trong những “cột mốc sống” trên biên giới.

Ông Đỗ Văn Giao- Trưởng ấp Tân Định, xã Biên Giới, huyện Châu Thành chia sẻ, trước đây, ông tham gia lực lượng Công an xã. Nghỉ hưu, ông trở về địa phương tham gia công tác Đảng, được bầu làm Bí thư, Trưởng Ban quản lý ấp.

“Tôi thường tuyên truyền Nhân dân trong ấp tham gia bảo vệ an ninh biên giới. Ở đây có sự kết hợp giữa các lực lượng Biên phòng, Quân sự, Công an và Cựu chiến binh của ấp. Trong đó, tôi cũng thường xuyên cùng với các anh em đi tuần tra biên giới cũng như trong nội địa. Qua đó tuyên truyền về Luật Biên giới, bảo vệ đường biên, cột mốc, giữ vững thế trận toàn dân.

Bà con ở đây rất am hiểu, vì vậy khi phát hiện đối tượng lạ, hoặc hoạt động bất thường ở vùng biên đều thông báo, cùng nhau phòng chống. Trên địa bàn ấp Tân Định có một chốt cảnh giới của bộ đội biên phòng, một chốt dân quân của Xã đội, cả hai lực lượng này đều có mối quan hệ mật thiết với nhân dân địa phương, cùng hỗ trợ nhau”- ông Giao nói.

Cán bộ Trạm Biên phòng Phước Vinh, Đồn BP Vàm Trảng Trâu ngày đêm canh gác biên giới đường thuỷ.

Thượng tá Hoàng Như Nam, Chính trị viên Đồn Biên phòng Vàm Trảng Trâu cho biết, đơn vị được Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh giao quản lý hơn 23 km đường biên, trong đó có hơn 9 km đường sông. Kết quả, trong những năm qua, cán bộ, chiến sĩ Đồn luôn phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các lực lượng khác trên địa bàn cũng như làm tốt công tác quan hệ với các lực lượng vũ trang phía đối diện để xây dựng đường biên giới hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.

Thượng tá Hoàng Như Nam cho biết thêm, địa bàn Đồn quản lý có biên giới đường sông dài, mặt đất bằng phẳng, do vậy các đối tượng dễ hoạt động buôn lậu hoặc đưa người xuất nhập cảnh trái phép. So với bảo vệ biên giới đường bộ, làm nhiệm vụ trên sông có phần khó khăn hơn, do phải sử dụng các phương tiện giao thông đường thuỷ nên ảnh hưởng phần nào đến công tác quản lý, bảo vệ biên giới. Tuy nhiên, với sự quyết tâm, quyết liệt, đồng bộ trong sự lãnh đạo, chỉ đạo trong việc triển khai thực hiện bảo vệ biên giới, chúng tôi đã hoàn thành tốt nhiệm vụ đặt ra.

Lực lượng Biên phòng tổ chức khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho người dân biên giới, góp phần xây dựng thế trận toàn dân bảo vệ an ninh quốc phòng ở biên cương.

Cùng với các lực lượng dân quân khác, những năm qua, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên Phòng Vàm Trảng Trâu đã tổ chứ thế trận an ninh quốc phòng chặt chẽ, góp phần giữ bình yên vùng sông nước biên giới Tây Nam Tổ quốc.

Đại Dương

Tin liên quan
  • Kỳ I: Dòng sông chở nặng phù sa

    Kỳ I: Dòng sông chở nặng phù sa

    Sông Vàm Cỏ Đông bắt nguồn từ vùng đồng bằng trũng thấp của đất bạn Campuchia chảy vào Việt Nam. Trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, dòng sông này trải dài khoảng 100 km.

  • Kỳ II: Dấu ấn tiền nhân đi mở cõi 

    Kỳ II: Dấu ấn tiền nhân đi mở cõi

    Cuối thế kỷ 17, có khoảng 1.000 lưu dân theo chân các quan quân nhà Nguyễn đến vùng Tây Ninh khai khẩn đất hoang, lập nên những thôn làng đầu tiên.

  • Kỳ III: Những gia tộc sớm đặt chân đến Tây Ninh

    Kỳ III: Những gia tộc sớm đặt chân đến Tây Ninh

    Thời mở đất, có nhiều gia tộc từ miền Trung sớm đặt chân đến vùng đất Tây Ninh, cùng góp công góp sức, biến vùng đất hoang vu Tây Ninh xưa trở nên trù phú.

  • Kỳ IV: Những ngôi chùa cổ kính ven sông 

    Kỳ IV: Những ngôi chùa cổ kính ven sông

    Lịch sử khai khẩn Tây Ninh ghi nhận Trảng Bàng là vùng đất đầu tiên các di dân đến định cư. Bên cạnh những thửa ruộng mới khai phá, nhiều ngôi đình, chùa được dựng lên để làm chỗ dựa tinh thần cho cư dân trên vùng đất mới.

  • Kỳ V: Nhạc lễ và đờn ca tài tử trên đất Tây Ninh 

    Kỳ V: Nhạc lễ và đờn ca tài tử trên đất Tây Ninh

    Bên cạnh loại hình nhạc lễ của đạo Cao Đài, nghệ thuật đờn ca tài tử trên vùng đất Tây Ninh phát triển khá mạnh, góp phần làm phong phú đời sống tinh thần của cư dân ven dòng sông Vàm Cỏ Đông thơ mộng.

  • Kỳ VI: Những cánh đồng màu mỡ ven sông  

    Kỳ VI: Những cánh đồng màu mỡ ven sông

    Từ bao đời nay, dòng sông Vàm Cỏ Đông lặng lẽ chở nặng phù sa bồi đắp cho những cánh đồng ven sông. Những nơi ấy được ví như “vựa lúa” trù phú của vùng đất Tây Ninh.

  • Kỳ VII: Đặc sản từ gạo sông Vàm 

    Kỳ VII: Đặc sản từ gạo sông Vàm

    Dòng nước mát và những hạt phù sa của sông Vàm Cỏ Đông đã tạo ra nhiều nông sản thơm ngon cho vùng đất Tây Ninh. Từ những hạt gạo mộc mạc, qua bàn tay khéo léo của nghệ nhân hoá thành những đặc sản ngon nức tiếng gần xa.

  • Kỳ VIII: Phát triển công nghiệp ven sông 

    Kỳ VIII: Phát triển công nghiệp ven sông

    Không chỉ có những cánh đồng mênh mông bát ngát làm nên mùa vàng cho nông nghiệp, mà ven sông Vàm Cỏ Đông còn có những nhà máy, khu công nghiệp hiện đại đã trở thành “đầu tàu” cho nền công nghiệp Tây Ninh.

  • Kỳ IX: Bến cảng dọc sông Vàm Cỏ Đông

    Kỳ IX: Bến cảng dọc sông Vàm Cỏ Đông

    Hàng trăm năm trước, sông Vàm Cỏ Đông là thủy lộ chính của những lưu dân người Việt lên khai khẩn đất đai và giữ gìn bờ cõi. Ngày nay, với lợi thế giao thông đường thủy, hai bên bờ sông Vàm Cỏ Đông đã xây dựng nhiều bến cảng, góp phần phát triển kinh tế Tây Ninh.

  • Kỳ X: Đặc sản rau sông và cây trái 

    Kỳ X: Đặc sản rau sông và cây trái

    Bao đời nay, phù sa sông Vàm Cỏ Đông đã tạo nên những vườn cây ăn trái xum xuê và nhiều loại rau sông đặc sản. Những mảnh vườn rau, trái ấy đang dần biến Tây Ninh trở thành một trong những trung tâm cây trái của miền Đông Nam bộ.

  • Kỳ XI: Kiếm sống trên sông 

    Kỳ XI: Kiếm sống trên sông

    Từ xưa đến nay, sông Vàm Cỏ Đông luôn chứa đựng nguồn thuỷ sản dồi dào. Nhiều ngư dân địa phương nhờ vào nguồn lợi thuỷ sản này nuôi sống gia đình.

  • Kỳ XII: Dòng sông chở nặng chiến công 

    Kỳ XII: Dòng sông chở nặng chiến công

    “Ơ... ơi, Vàm Cỏ Đông, ơi hỡi dòng sông/ Nước xanh biêng biếc chẳng đổi thay dòng/ Đuổi Pháp đi rồi nay đuổi Mỹ xâm lăng”. Câu ca dung dị ấy đã toát lên truyền thống chống giặc giữ nước của những người dân Tây Ninh anh dũng kiên cường. Không chỉ trong thời kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Vàm Cỏ Đông chở nặng chiến công mà từ thời xa xưa, dòng sông này gắn liền với lịch sử của vùng đất Tây Ninh.

  • Kỳ XIII: Đồng bào Khmer ở xã Hoà Hiệp 

    Kỳ XIII: Đồng bào Khmer ở xã Hoà Hiệp

    Dọc hai bên bờ sông Vàm Cỏ Đông từ bao đời nay có nhiều đồng bào dân tộc anh em cùng sinh sống, làm phong phú nên văn hoá và góp phần giữ gìn an ninh, trật tự biên giới của tỉnh.