• Ngày này năm xưa, ngày 11 tháng 9:

    Nữ sĩ Đoàn Thị Điểm sinh năm 1705, người làng Giai Phạm, huyện Mỹ Văn (tỉnh Hưng Yên) và qua đời ngày 11-9-1746.

  • Ngày này năm xưa, ngày 10 tháng 9:

    Lê Lợi sinh ngày 10-9-1385, tại Lam Sơn, Thanh Hoá. Ông là người cương trực, khảng khái. Năm 1946, nhà Minh xâm lược nước ta. Trước cảnh nước mất nhà tan, ông rất đau lòng và nuôi chí diệt giặc, cứu nước.

  • Ngày này năm xưa, ngày 9 tháng 9:

    Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 9-9-1945 mạng lưới thông tin vô tuyến quân sự đã được thành lập suốt từ Bắc chí Nam, bảo đảm liên lạc phục vụ Trung ương lãnh đạo chỉ huy quân và dân, bảo vệ chính quyền Cách mạng trong cả nước.

  • Ngày này năm xưa, ngày 8 tháng 9:

    Ngày 8-9-1945, Hồ Chủ tịch ký sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ.

  • Ngày này năm xưa, ngày 7 tháng 9:

    Sắc lệnh số 11 ngày 7-9-1945 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hoà là văn bản pháp quy đầu tiên về tài chính, thuế khoá dưới chế độ mới. Theo văn bản này thì "chế độ thuế khoá hiện nay sẽ thay đổi dần nhưng mỗi khi bãi bỏ một thứ thuế cũ hay đặt ra một thứ thuế mới phải có sắc lệnh ấn định". Cùng ngày, sắc lệnh bãi bỏ thuế thân cũng được Hồ Chủ tịch ký ban hành.

  • Ngày này năm xưa, ngày 6 tháng 9:

    Để tăng cường điều kiện và đẩy mạnh sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân miền núi, góp phần đảm bảo cung cấp và xây dựng nhà nước. Ngày 6-9-1957 Phủ thủ tướng đã ra Nghị định ban hành 10 chính sách khuyến khích sản xuất ở miền núi.

  • Ngày này năm xưa, ngày 5 tháng 9:

    Trước tình hình thực dân Pháp bám gót quân Anh trở lại xâm chiếm Nam Bộ, ngày 5-9-1945, Hồ Chủ tịch đã viết lời "Kêu gọi quốc dân", trong đó có đoạn: "Nhân dân Việt Nam hoan nghênh quân đồng minh kéo vào Việt Nam để tước khí giới quân Nhật, nhưng cương quyết phản đối quân Pháp kéo vào Việt Nam, vì mục đích của chúng là hãm dân tộc Việt Nam vào vòng nô lệ lần nữa".

  • Ngày này năm xưa, ngày 4 tháng 9:

    Ngày 4-9-1945, Hồ Chủ tịch đã ký sắc lệnh "Tổ chức quỹ Độc lập". Quyết định này xuất phát từ chính quyền cách mạng đang gặp muôn vàn khó khăn, nhất là về tài chính. Ta tiếp quản Ngân khố Trung ương chỉ có hơn 1 triệu đồng mà một nửa là hào rách, sắp huỷ. Mọi chi tiêu đều dựa vào dân.

  • Ngày này năm xưa, ngày 3 tháng 9:

    Anh hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn sinh năm 1226 quê ở làng Tức Mặc, Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định.

  • Ngày này năm xưa, ngày 2 tháng 9:

    Ngày 2-9-1945, Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra mắt quốc dân tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội. Hai giờ chiều, mít tinh bắt đầu khai mạc. Hồ Chủ tịch đọc lời Tuyên ngôn của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

  • Ngày này năm xưa, ngày 1 tháng 9:

    Ngày 1-9-1858 Hạm thuyền Pháp và Tây Ban Nha nổ súng tấn công Đà Nẵng.

  • Ngày này năm xưa, ngày 31 tháng 8:

    Ngày 31-8-1952, quân ta đột kích vị trí Phú Thọ của địch (ở gần Sài Gòn), phá huỷ một kho xǎng 3 triệu lít, một kho dầu 2 triệu lít, một kho vũ khí gồm 100 quả bom loại 500 kg và 2 triệu viên đạn, tiêu diệt một đại đội lính Âu Phi.

  • Ngày này năm xưa, ngày 30 tháng 8:

    Đêm 30-8 rạng sáng ngày 31.8.1917, 300 binh sĩ do Đội Cấn chỉ huy đã phát động khởi nghĩa tại Thái Nguyên. Lương Ngọc Quyến được cử làm cố vấn kiêm Phó tư lệnh.

  • Ngày này năm xưa, ngày 29 tháng 8:

    Ngày 13-8-1942, mang tên gọi là Hồ Chí Minh, đồng chí Nguyễn Ái Quốc rời Cao Bằng sang Trung Quốc, với danh nghĩa là đại biểu của Việt Nam Độc lập Đồng minh và Phân bộ Quốc tế phản xâm lược của Việt Nam để tranh thủ sự viện trợ quốc tế.

  • Sự kiện trong ngày, ngày 28 tháng 8:

    Đồng chí Nguyễn Hữu Tiến sinh nǎm 1901, tại làng Lũng Xuyên, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Đồng chí bị giặc Pháp đem bắn ở Hóc Môn (tỉnh Gia Định cũ) vào ngày 28-8-1941 cùng với một số đồng chí lãnh đạo trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ.

  • Ngày này năm xưa, ngày 27 tháng 8:

    Chính phủ đã cho phép ngành Bưu điện in và phát hành bộ tem bưu chính đầu tiên của nước ta, theo sắc lệnh số 172/SL ngày 27-8-1946.