• Ngày này năm xưa, ngày 26 tháng 8:

    Ngày 26-8-1945, Chính phủ lâm thời họp. Theo đề nghị của Hồ Chủ tịch, một Chính phủ thống nhất toàn quốc thể hiện chính sách đoàn kết rộng rãi, bao gồm những đại biểu các đảng phái yêu nước và một số nhân sĩ không đảng phái có danh tiếng được thành lập. Nhiều Uỷ viên Tổng bộ Việt Minh trong chính phủ lâm thời yêu cầu được rút lui nhường chỗ cho những người không phải của Việt Minh.

  • Ngày này năm xưa, ngày 25 tháng 8:

    Ngày 21-8-1945, Tổng bí thư Đảng cộng sản Đông Dương Trường Chinh và nhiều Uỷ viên Trung ương Đảng đã về tới Hà Nội. Ngày 25-8, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ Tân Trào về tới làng Gạ (Từ Liêm, ngoại thành Hà Nội). Tại đây, ngày 26-8, Người đã nghe các đồng chí Võ Nguyên Giáp, Trần Đǎng Ninh báo cáo tình hình khởi nghĩa ở Hà Nội.

  • Ngày này năm xưa, ngày 24 tháng 8:

    Ngày 24-8-1958, khánh thành sân vận động Hàng Đẫy. Đây là một trong những sân vận động hiện đại đầu tiên ở miền Bắc, xây dựng trên sân Hàng Đẫy cũ của Hà Nội.

  • Ngày này năm xưa, ngày 23 tháng 8:

    Ngày 23-8-1907, nhà viết kịch bản tuồng Đào Tấn qua đời. Ông sinh nǎm 1845 ở xã Tuy Lộc, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.

  • Ngày này năm xưa, ngày 22 tháng 8:

    Với khí thế thắng lợi của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền thành công ở Hà Nội (19-8) cổ vũ, nhân dân nhiều địa phương hǎng hái vùng lên trong khí thế cách mạng sục sôi.

  • Ngày này năm xưa, ngày 21 tháng 8:

    Đồng chí Phùng Chí Kiên sinh nǎm 1901, quê ở Mỹ Quang Thượng, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Ông xuất thân trong một gia đình nông dân, giác ngộ Cách mạng từ lúc trẻ tuổi. Nǎm 1926 ông sang Quảng Châu dự lớp huấn luyện đầu tiên do Nguyễn Ái Quốc tổ chức, rồi vào học trường Võ bị Hoàng Phố. Tại đây, ông trực tiếp tham gia cuộc khởi nghĩa Quảng Châu ngày 12-12-1927 do Đảng cộng sản Trung Quốc tổ chức.

  • Ngày này năm xưa, ngày 20 tháng 8:

    Sáng 20-8-1945, đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy một mũi quân từ chùa Đán tiến vào thị xã Thái Nguyên, bao vây, tấn công phát xít Nhật giải phóng thị xã.

  • Ngày này năm xưa, ngày 19 tháng 8:

    Từ 15 - 8 - 1945 xứ Uỷ Bắc Kỳ trực tiếp chỉ thị cho Hà Nội khởi nghĩa và thành lập uỷ ban khởi nghĩa. Hà Nội tràn ngập không khí cách mạng.

  • Ngày này năm xưa, ngày 18 tháng 8:

    Sau 15 ngày đêm mưa liên tục, cơn lũ nǎm 1945 đã đạt đến đỉnh cao vào ngày 18-8-1945 và đạt mức nước lịch sử.

  • Ngày này năm xưa, ngày 17 tháng 8:

    Ngày 17-8-1966, dân quân quận Phù Yên, tỉnh Nghĩa Lộ bắn 3 phát súng trường xuyên thủng chiếc ghế ngồi của tên giặc lái máy bay Mỹ, góp phần xứng đáng cùng bộ đội pháo cao xạ bắn rơi một chiếc F4 Mỹ.

  • Ngày này năm xưa, ngày 16 tháng 8:

    Tại phiên họp thứ 40 Đại hội lần thứ 7 của Quốc tế cộng sản ngày 16-8-1935, đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai (lấy tên là Phan Lan) đã đọc tham luận. Bản tham luận nêu rõ phong trào đấu tranh và những thành tích của phụ nữ Đông Dương, sau đó đề cập đến vai trò phụ nữ trong cuộc đấu tranh hoà bình.

  • Ngày này năm xưa, ngày 15 tháng 8:

    Từ ngày 15 đến 28-8-1945, Việt Nam giải phóng quân cùng toàn dân tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên cả nước.

  • Ngày này năm xưa, ngày 14 tháng 8:

    Nhà vǎn, nhà báo Nguyễn An Ninh sinh nǎm 1900, quê ở Quán Tre, huyện Hóc Môn, tỉnh Gia Định (thành phố Hồ Chí Minh). Thuở nhỏ ông học ở Sài Gòn, sau du học ở Pháp và đỗ cử nhân Luật lúc 21 tuổi.

  • Ngày này năm xưa, ngày 13 tháng 8:

    Viện sĩ - Hoạ sĩ Trần Vǎn Cẩn, sinh ngày 13-8-1919 tại thị xã Kiến An, nguyên quán ở Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, qua đời nǎm 1994 ở Hà Nội. Ông được những người yêu nghệ thuật tạo hình biết đến từ trước nǎm 1945.

  • Ngày này năm xưa, ngày 12 tháng 8:

    Ngày 12-8-1945, Uỷ ban chỉ huy lâm thời khu giải phóng ra mệnh lệnh khởi nghĩa. Bản mệnh lệnh gồm 10 điểm, quy định phương án tác chiến cho lực lượng vũ trang. Chính sách đối với quân Ngụy, tù binh và hàng binh Nhật, những người thuộc phái Đờ Gôn, vấn đề vũ khí, thông tin liên lạc, phối hợp với các lực lượng nhân dân, và cuối cùng nhấn mạnh "Lúc này là lúc quân sự hành động, kỷ luật phải nghiêm".

  • Ngày này năm xưa, ngày 11 tháng 8:

    Ngành vận tải đường sông nước ta được thành lập ngày 11-8-1958. Trong những nǎm chống đế quốc Mỹ, ngành đã kiên cường bám luồng, bám phương tiện với phương châm "Địch đánh ta cứ đi, mở luồng mà tiến, đánh giặc mà đi".