• Ngày này năm xưa, ngày 25 tháng 7:

    Ngày 25-7-1938 xuất bản tác phẩm "Vấn đề dân cày" của các đồng chí Trường Chinh và Võ Nguyên Giáp. Tác phẩm ký bằng bút danh Qua Ninh và Vân Đình phát hành tại Hà Nội.

  • Ngày này năm xưa, ngày 24 tháng 7:

    Ngày 24-7-1968, mười nữ thanh niên xung phong đã bị bom Mỹ vùi ở Ngã ba Đồng Lộc (Hà Tĩnh).

  • Ngày này năm xưa, ngày 23 tháng 7:

    Khúc Thừa Dụ quê ở xã Cúc Bồ, huyện Ninh Thanh, tỉnh Hải Dương đã dấy binh đánh đuổi bọn đô hộ nhà Đường, mở đầu nền tự chủ cho đất nước ta. Ông là người đã một thời trị nước, an dân nhưng cũng chỉ xưng là Tiết Độ Sứ. Ông mất ngày 23-7-907, con là Khúc Hạo lên thay.

  • Ngày này năm xưa, ngày 22 tháng 7:

    Dưới sự chỉ đạo của các đồng chí Nguyễn Vǎn Cừ và Hà Huy Tập, ngày 22-7-1938, tờ báo "Dân chúng" ra số đầu tiên tại Sài Gòn. Tham gia toà soạn báo còn có các đồng chí Nguyễn Vǎn Nguyễn, Nguyễn Vǎn Kỉnh, Nguyễn Thị Lựu, Nguyễn Vǎn Trân...

  • Ngày này năm xưa, ngày 21 tháng 7:

    Ngày 21-7-1786, Nguyễn Huệ đưa quân Tây Sơn ra Bắc Hà lần thứ nhất, với khẩu hiệu "Phò Lê - diệt Trịnh" và thống nhất đất nước sau hơn 200 nǎm bị thế lực phong kiến họ Trịnh và họ Nguyễn cắt chia.

  • Ngày này năm xưa, ngày 20 tháng 7:

    Luật sư Trịnh Đình Thảo sinh ngày 20-7-1901 tại Hà Đông. Thời trẻ, ông học ở Hà Nội rồi sang Pháp du học. Tốt nghiệp cử nhân vǎn chương, cao học kinh tế và thương mại, tiến sĩ luật khoa. Nǎm 1929 ông về nước và làm luật sư tại toà Thượng thẩm Sài Gòn hơn 40 nǎm. Trong những lần bào chữa các vụ án chính trị, ông tận tình bênh vực những người yêu nước, nên được đồng bào quý mến, giới trí thức kính trọng. Nǎm 1945, ông là Bộ trưởng trong nội các Trần Trọng Kim. Cách mạng Tháng Tám thành công, ông trở lại với nghề luật sư.

  • Ngày này năm xưa, ngày 19 tháng 7:

    Tổng thống Pháp ra sắc lệnh thành lập thành phố Hà Nội gồm phần lớn đất đai 2 huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận, ngày 19-7-1888. Về tổ chức hành chính, đứng đầu là một viên Đốc lý do thống sứ Bắc Kỳ đề cử và toàn quyền Đông Dương bổ nhiệm.

  • Ngày này năm xưa, ngày 18 tháng 7:

    Ngày 18-7-1963, Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định ban hành Điều lệ quy định các danh hiệu và tiêu chuẩn thi đua để động viên mọi người, mọi tập thể lao động ra sức phấn đấu nâng cao nǎng suất, chất lượng lao động hoàn thành toàn diện và vượt mức kế hoạch nhà nước, ra sức phấn đấu trở thành những tập thể xuất sắc về mọi mặt.

  • Ngày này năm xưa, ngày 17 tháng 7:

    Trần Cảnh là vua mở nghiệp nhà Trần, miếu hiệu Thái Tông. Ông sinh ngày 17-7-1218 quê ở Tức Mạc, Thiên Trường, Mỹ Lộc, Nam Định. Ông lên ngôi Vua từ nǎm 1225 do vợ là Lý Chiêu Hoàng trao nghiệp nhà Lý cho ông dưới sự giúp đỡ, sắp đặt của người chú là Thái sư Trần Thủ Độ.

  • Ngày này năm xưa, ngày 16 tháng 7:

    Tại Việt Bắc, Hội nghị vǎn hoá toàn quốc lần thứ hai đã khai mạc vào ngày 16-7-1948.

  • Ngày này năm xưa, ngày 15 tháng 7:

    Đồng chí Nguyễn Duy Trinh sinh ngày 15-7-1910 tại tỉnh Nghệ An, qua đời năm 1985 tại Hà Nội. Tham gia cách mạng từ nǎm 1927, đồng chí bị địch kết án tù khổ sai và đày đi Côn Đảo ( từ 1935 đến 1945).

  • Ngày này năm xưa, ngày 14 tháng 7:

    Tháng 7-1920, tại nước Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã đọc bản "Luận cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa" của Lênin, khẳng định lập trường kiên quyết của Quốc tế cộng sản ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Phương Đông. Luận cương của Lênin đã chỉ cho Nguyễn Ái Quốc con đường giành độc lập cho dân tộc và tự do cho đồng bào.

  • Ngày này năm xưa, ngày 12 tháng 7:

    Nhà sư nổi tiếng Dương Không Lộ còn gọi là Không Lộ thiền sư, viên tịch vào ngày 12-7-1119. Ông quê ở Giao Thuỷ, nay thuộc tỉnh Nam Định.

  • Ngày này năm xưa, ngày 13 tháng 7:

    Ngày 13-7-1885, vua Hàm Nghi đã ra chiếu Cần Vương, kêu gọi nhân dân ra sức phò vua, cứu nước thoát khỏi cảnh ngoại xâm.

  • Ngày này năm xưa, ngày 11 tháng 7:

    Ngày 11-7-1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh thành lập Tổng cục Cung cấp (sau là Tổng cục Hậu cần) với nhiệm vụ quản trị, trang bị, cấp dưỡng cho quân đội và sản xuất quốc phòng. Đồng chí Trần Đǎng Ninh được cử làm Chủ nhiệm. Từ đó, ngày 11-7 trở thành ngày truyền thống bộ đội hậu cần.

  • Ngày này năm xưa, ngày 10 tháng 7:

    Danh tướng Lý Thường Kiệt sinh nǎm 1019, quê ở làng Bắc Biên, huyện Gia Lâm, Hà Nội, qua đời ngày 10-7-1105. Ông vốn họ Ngô, tên là Tuấn, tự là Thường Kiệt, do có công lớn nên được mang họ Vua - họ Lý.