BAOTAYNINH.VN trên Google News

Ngày này năm xưa, ngày 12 tháng 2:

Cập nhật ngày: 12/02/2017 - 06:37

Ngày 12-2-1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh thành lập Phòng Dân quân tự vệ, nay là Cục Dân quân tự vệ thuộc Bộ Quốc phòng.

Ngày này đã trở thành ngày truyền thống của lực lượng dân quân tự vệ cả nước.

Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, nhiều đơn vị dân quân tự vệ đã lập công xuất sắc. Nhà nước ta đã tuyên dương 961 Đơn vị anh hùng. 161 Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thuộc lực lượng dân quân tự vệ.

* Tối 12-2-1964 (tức 30 tết Giáp Thìn) Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi thǎm và chúc tết công nhân, cán bộ tại khu tập thể các nhà máy: Cao su Sao Vàng, Xà phòng Hà Nội, Thuốc lá Thǎng Long, khu tập thể cán bộ miền Nam tập kết ở Phan Đình Phùng và một số gia đình ở Hà Nội: Ông Phan Huy Nhật (công nhân nhà máy nước), Nguyễn Vǎn Tá (trưởng ban bảo vệ khối 30, khu phố Đống Đa), giáo sư Nguyễn Xiển (Tổng thư ký Đảng Xã hội), bác sĩ Trần Hữu Tước và ông Phan Vǎn Chúc (Việt kiều về nước).

* Ngày 12-2-1973, toán phi công Hoa Kỳ đầu tiên bị bắt sống ở miền Bắc được Chính phủ ta trao trả tại sân bay Gia Lâm (Hà Nội). Toán đầu tiên này gồm 116 tên (trong tổng số 472 tên bị bắt trong cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mỹ từ 1964-1973) lái nhiều loại máy bay thuộc không quân, hải quân, lính thuỷ đánh bộ, bị bắt ở hầu hết các tỉnh trên miền Bắc. Chiều 29-3, toán giặc lái cuối cùng gồm 107 tên được trao trả cho phía Hoa Kỳ tại sân bay Gia Lâm Hà Nội.

* Ngày 12-2-1974, đã diễn ra Đại hội Công đoàn toàn quốc lần thứ ba. Về dự có 507 đại biểu và còn có Đoàn đại biểu Liên hiệp Công đoàn giải phóng miền Nam Việt Nam, Đoàn đại biểu Liên hiệp Công đoàn thế giới. Đại hội quyết định sửa đổi điều lệ Công đoàn và bầu BCH Tổng công đoàn.

Tại đại hội này, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh cho phong trào sản xuất và tổ chức Công đoàn Việt Nam.

Thế giới

* Sáclơ Rôbớt Đácuyn (Charle Robert Darwin), nhà sinh vật học lỗi lạc nhất nước Anh thế kỷ XIX, sinh ngày 12-2-1809. Nǎm 1859, ông xuất bản tác phẩm có giá trị nhất của mình là "Nguồn gốc các loài, Con đường chọn lọc tự nhiên". Cuốn sách thực sự là một cuộc Cách mạng trong ngành khoa học tự nhiên cho rằng vạn vật đều biến đổi. Nǎm 1868 ông xuất bản cuốn "Sự biến đổi của động vật và thực vật trong chǎn nuôi và trồng trọt". Sau đó ông mở rộng học thuyết tiến hoá với tác phẩm "Nguồn gốc loài người và sự chọn lọc giới tính".

Ông qua đời ngày 19-4-1882.

* Giơhác ácmauơ Henxơn (Gerhard Armauer Hansen) sinh nǎm 1841, mất ngày 12-2-1912.

Ông là bác sĩ y khoa và thực vật học NaUy. Nǎm 1874, ông tìm thấy vi khuẩn gây bệnh phong và nó được gọi là vi khuẩn Henxơn. Ông dạy học tại viện bài trừ bệnh phong Bergen.

Qua nhiều bài nghiên cứu đǎng trên sách báo, Henxơn đã chứng minh bệnh phong khó lây lan và hoàn toàn có thể chữa được tuỳ theo mức độ phát hiện bệnh sớm hay muộn.