BAOTAYNINH.VN trên Google News

Chuyện thời sự

“Thích ứng an toàn” không phải là trở lại “bình thường cũ”

Cập nhật ngày: 25/10/2021 - 00:17

BTN - Sáng chủ nhật trời trong nắng tốt, Bàn Dân cảm thấy tâm trạng phấn chấn, nhẹ bước tản bộ đến quán cà phê gần nhà kêu ly đen nóng để nhâm nhi thư giãn. Bàn Dân vừa ngồi vào bàn, ông bạn quen đến trước cất tiếng hỏi ngay:

-Lúc này không còn giãn cách, bộ mặt xã hội sinh động hẳn lên, các mặt sinh hoạt gần như đã bình thường trở lại, coi bộ ông cũng vui vẻ, phấn khởi dữ há?

-Rất đồng ý với ông về nhận xét khái quát ấy, nhưng riêng với câu ông “coi bộ, coi tướng” Bàn Dân dường như có mang chút hơi hướm “ngọt nhạt” gì đó nghen! Hỏi thiệt ông, chẳng lẽ ông còn có điều gì chưa an tâm trong cuộc sống “bình thường mới” hiện giờ sao?

-Không dám “ngọt nhạt” gì với nhà báo đâu, nhưng ông đã hỏi thiệt tôi cũng xin nói thiệt. Tôi chưa được an tâm lắm đâu. Trong những ngày qua kể từ khi tỉnh mình cũng như nhiều tỉnh, thành khác không còn thực hiện giãn cách xã hội theo các chỉ thị của Chính phủ, tôi theo dõi thông tin từ các kênh chính thống của tỉnh đều thấy ngày nào cũng phát hiện vài chục, cả trăm ca “ép không”…Vậy mà bảo “bình thường mới” là bình thường thế nào được? Bảo tôi phải an tâm là an tâm thế nào được? Lo lắng chết đi thì có!

-Ông biết lo lắng thế là tốt. Lo lắng để không lơ là, chủ quan trong phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khoẻ cho mình, cho gia đình, cho mọi người chung quanh là điều đáng hoan nghênh.

Tuy nhiên ông cũng nên suy nghĩ, tìm hiểu cho đúng nghĩa khái niệm “bình thường mới” để có thể thích ứng an toàn, linh hoạt và góp phần phòng, chống đại dịch thực sự hiệu quả mới là thái độ đúng đắn nhất.

-Ông nói vậy là sao? Là chê tôi chưa hiểu “trạng thái bình thường mới” là gì à?! Xin lỗi ông nghen, thời bây giờ ai mà chẳng biết “tra gú-gồ” để tìm hiểu bất cứ chuyện gì…

-Đừng nóng, đừng nóng, Bàn Dân biết ông tra cứu rồi, nhưng ý Bàn Dân muốn nói là chúng ta nên hiểu “bình thường mới” không bó hẹp về mặt kinh tế thuần tuý như khi nó mới xuất hiện mười mấy năm trước, mà nên hiểu nó theo đúng yêu cầu mọi người nâng cao khả năng thích ứng trong bối cảnh mới, là bối cảnh đại dịch Covid-19 hiện nay đó.

-Càng nghe ông giải thích tôi càng cảm thấy rối rắm, ông nói sao cho dễ hiểu hơn đi?

-Bàn Dân không tranh luận về thuật ngữ với ông. Nhưng ông muốn vậy thì Bàn Dân xin nêu rõ yêu cầu “bình thường mới” về mặt y tế theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) như thế này: “Bình thường mới” trong đại dịch Covid-19 là “Giữ an toàn, tự bảo vệ bản thân khỏi Covid-19 ở bất kỳ đâu: -Rửa tay thường xuyên, -Đeo khẩu trang nơi công cộng, -Che miệng và mũi khi ho và hắt hơi, -Tránh chạm tay lên mắt, mũi, miệng, -Tránh những nơi đông người và hạn chế ở những không gian kín, -Giữ khoảng cách với người khác, -Thường xuyên khử trùng các vật, bề mặt hay được chạm vào, -Nếu cảm thấy không khoẻ hãy ở nhà và gọi điện cho cho nhân viên y tế để được tư vấn, hướng dẫn kịp thời. Hết, chỉ có vậy thôi!

-Vậy thì khuyến cáo của WHO có khác gì 5K của Bộ Y tế mình đâu?

-Đúng, đó là hướng dẫn phù hợp ở mọi nơi trong bối cảnh “có dịch Covid-19 để mọi người đều có thể tự bảo vệ sức khoẻ của mình.

-Nhưng mà…

-Nhưng mà… về cái sự chưa được an tâm của tôi là từ khi không còn thực hiện biện pháp giãn cách xã hội thì có vẻ như nhiều người “xả láng” như là trở lại cuộc sống bình thường như xưa. Ông thấy có phải vậy không?

-Ông nhận xét như vậy cũng không sai. Rõ ràng, không cần đi đâu xa, từ khi mọi rào cản, chốt chặn được tháo dỡ thì người ta có vẻ như “bung ra, tháo cũi sổ lồng”, thậm chí muốn… quên hết 5K. Đó là thái độ rất không đúng đắn cần phải chấn chỉnh.

-Ông thấy… có khi nào vì cái sự chủ quan lơ là ấy mà con số ca nhiễm Covid-19 vẫn còn xuất hiện hằng ngày trên các phương tiện truyền thống đại chúng?

-Y vậy. Dù sao đại dịch vẫn còn diễn biến phức tạp, vấn đề là chúng ta thay đổi nhận thức về đại dịch, rằng, không thể nào thực hiện Zero Covid, mà là phi có cách thích ng an toàn, linh hot trong bi cnh có dch” để trli cuc sng bình thường mivi stích cc phòng, chng dch ca mi người và ca ccng đồng.                         

Bàn Dân